Bạn là giáo viên STEM đang tìm cách soạn giáo án STEM? bBạn muốn thu hút học sinh trong các hoạt động dạy học của mình? Trong bài viết sau đây, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách soạn giáo án STEM đơn giản nhưng hiệu quả, giúp thu hút sự quan tâm chú ý của học sinh và để các em tiếp thu kiến thức dễ dàng nhé!
Mục lục
Các phương pháp chính trong cách soạn giáo án STEM
Sau đây là một số cách tiếp cận chính mà bạn có thể thực hiện khi dạy STEM cho học sinh của mình. Tất cả những phương pháp này đều hữu ích, vì vậy bạn nên kết hợp nhiều phương pháp trong một bài học và sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau để thu hút sự quan tâm của học sinh.
Đây là hướng dẫn cách soạn giáo án STEM chi tiết. Bạn có thể tham khảo chúng để ứng dụng vào các bước soạn giáo án STEM mầm non, Tiểu học, Trung học hay cao hơn đều được.
>> Xem thêm: 10 bộ giáo án STEM mẫu
Học tập dựa trên dự án
Phương pháp này khuyến khích học sinh học áp dụng kiến thức của mình bằng cách tham gia vào dự án. Học sinh được làm việc trong một thời gian dài để nghiên cứu và tạo ra giải pháp cho một vấn đề họ đang gặp phải. Vai trò của bạn, với tư cách là một giáo viên, là người hỗ trợ và khuyến khích học sinh kiểm soát hoàn toàn các dự án của họ từ đầu đến cuối.
>> Dự án học tập thú vị: Chế tạo bàn tay mô phỏng thông minh
Học tập dựa trên vấn đề
Có một số điểm tương đồng giữa phương pháp này và phương pháp học theo dự án, nhưng điểm khác biệt chính ở đây là học sinh phải phân tích và đánh giá những vấn đề đặt ra cho mình. Điều này đòi hỏi trình độ tư duy cao, vì thường không có một câu trả lời rõ ràng cho vấn đề. Cách tiếp cận này khuyến khích sự sáng tạo, làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo.
Học tập dựa trên câu hỏi
Mục đích chính của học tập dựa trên câu hỏi là nhấn mạnh vai trò của học sinh trong quá trình học tập, vì vậy học sinh được khuyến khích đặt nhiều câu hỏi tùy thích xung quanh nhiều chủ đề. Các kỹ năng được phát triển từ hình thức học tập này bao gồm tư duy phản biện, đặt câu hỏi và giải quyết vấn đề. Vai trò của giáo viên là khơi gợi trí tò mò và phản ánh nhanh chóng với những câu hỏi đó.
Nếu bạn đang tìm kiếm các các bước soạn giáo án STEM mầm non, thì đây là phương pháp lý tưởng. Vì các bé ở độ tuổi này thường rất tò mò và luôn thích khám phá, luôn thích tìm kiếm những thông tin mới.
Tập trung vào thực hành
Các bài học STEM thường liên quan đến các hoạt động thực tế, nơi học sinh có thể sử dụng bàn tay của mình để tạo ra mọi thứ. Bằng cách này, học sinh ít có khả năng cảm thấy buồn chán và tập trung hơn rất nhiều, cộng với việc các em có sản phẩm cuối cùng để đánh giá là một điều bổ ích.
Dù là bạn đang tìm hiểu các bước soạn giáo án STEM mầm non hay Tiểu học, Trung học thì đây vẫn là lựa chọn lý tưởng.
>> Nhận giáo án mẫu chuẩn STEM Quốc tế chủ đề Robotics tại đây
Xây dựng các tình huống thực tế – cách soạn giáo án STEM
Đây là một lý do khác tại sao học thực hành là rất cần thiết. Một trong những điều quan trọng nhất của STEM là nó giúp học sinh học các kỹ năng sẽ hữu ích ngay lập tức trong thế giới bên ngoài. Rất nhiều trường học truyền thống dạy các kỹ năng không thực tế, và mục tiêu của bạn là chuẩn bị mọi kiến thức sẵn sàng cho học sinh của bạn bước vào cuộc sống thực.
Các bước soạn giáo án STEM mầm non, Tiểu học, Trung học hiệu quả (12 bước)
1. Chuẩn bị bài học STEM xung quanh chủ đề bài học
Điều đầu tiên trong cách soạn giáo án STEM hiệu quả là bạn không nên “đi chệch hướng” so với mục tiêu chương trình học. Ngoài ra, bạn nên chuẩn bị các chủ đề xoay quanh, có liên quan đến nội dung bài học để có thể dạy học sinh theo hướng “kết nối tri thức”.
Ví dụ, với học sinh lớp 8, trong bài học về các loại phản ứng hóa học, axit và bazo trong môn Hóa học, giáo viên có thể giảng dạy thêm các kiến thức về tính toán và giải quyết các phương trình tuyến tính trong toán học. Đây có thể là một sự phù hợp tuyệt vời.
Tương tự, giáo viên có thể kết hợp các kiến thức liên quan giữa toán học và các môn khoa học để trẻ em có thể thấy được sự liên kết giữa các môn với nhau.
2. Kết nối với các vấn đề trong đời sống thực tế
Điều này thì chắc hẳn ai quan tâm đến giáo dục STEM cũng biết, tuy nhiên, nói thì dễ hơn làm. Để có thể kết nối bài học với đời sống thực tế, yêu cầu giáo viên phải mở rộng tư duy của mình ra nhiều hướng trong cách viết giáo án STEM.
Tương tự, với bài học về phản ứng hóa học trong môn Hóa của học sinh lớp 8, bạn có thể cho học sinh thử thực hành về phản ứng hóa học giữa Axit Axetic (giấm) và Natri Bicabonat (muối nở ). Phản ứng hóa học này sẽ tạo ra một loại khí là Carbon Dioxide, có thể đo lường phát hiện lượng khí tạo ra này bằng cách dùng một túi khí để bao quanh nơi diễn ra phản ứng, bạn sẽ thấy túi khi phình lên.
3. Xác định rõ mục tiêu của thách thức STEM trong giáo án
Trong giáo án STEM, bạn nên đưa ra ý tưởng cụ thể về mục đích của thử thách STEM trong buổi học.
Ví dụ cụ thể, với thí nghiệm túi khí trong buổi học về phản ứng hóa học trên, các thầy cô có thể đưa ra mục đích khi tạo ra túi khí chứa Carbon Dioxide như: sử dụng làm đệm cho khuỷu tay hoặc đầu gối trong trường hợp tham gia các trò chơi vận động thể thao. Một thử thách, dự án mà giáo viên có thể đưa ra là:
Thiết kế một túi khí dùng để làm đệm ngăn ngừa thương tích khi chơi đá bóng, sử dụng muối nở và giấm.
4. Kiểm tra và đo lường hiệu quả của dự án STEM
Điều quan trọng trong cách soạn giáo án STEM là giáo viên phải cho học sinh thử nghiệm thành công mà mình đã đạt được, bằng cách kiểm tra hiệu quả của túi khí trong việc ngăn ngừa thương tích.
Tuy nhiên, việc kiểm tra này sẽ được thực hành như thế nào? Chúng ta sẽ thực hiện các phép đo nào? Trong cách soạn giáo án STEM, giáo viên nên chú ý đến quá trình này.
Với thí nghiệm trên, các thầy cô có thể cho các em bọc quả trứng hoặc vật thể bất kỳ bằng túi khí, và sau đó va chạm với quả trứng bằng một lực vừa phải để xem hiệu quả của sản phẩm như thế nào.
5. Xây dựng giáo án EDP – Ứng dụng quy trình thiết kế kỹ thuật
Bước tiếp theo trong cách soạn giáo án STEM chúng tôi trình bày ở đây là hãy ứng dụng các quy trình thiết kế kỹ thuật vào trong bài giảng STEM của bạn. Dưới đây là một ví dụ mẫu về quy trình thiết kế kỹ thuật, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn.
Để thực hiện quy trình thiết kế kỹ thuật và xây dựng giáo án EDP, giáo viên cần thực hiện nhiều bước để bài học trở nên hấp dẫn hơn. Chiến lược học tập dựa trên dự án này nên khuyến khích các thiết kế mở, sự sáng tạo và các giải pháp thực tế. Các bước để thực hiện quy trình này là:
- Hỏi: Hãy bắt đầu bài học bằng cách hỏi học sinh những câu hỏi quan trọng về dự án của họ hoặc những gì họ muốn tạo ra. Nó dùng để làm gì? Chúng ta sẽ thiết kế nó như thế nào? Bạn nên biết cách sử dụng phần đầu của bài học như một cơ hội để khiến học sinh của bạn tò mò và trí óc của họ hoạt động.
- Nghiên cứu: Đây là thời gian để học sinh nghiên cứu về chủ đề, cho dù đó là trò chuyện với bạn, làm việc với tình nguyện viên STEM, hay sử dụng máy tính xách tay… Nghiên cứu có thể giúp học sinh tìm ra những chủ đề hoặc giải pháp để có thể thực hiện dự án tốt hơn.
- Tưởng tượng: Trong các nhóm, học sinh của bạn giờ đây có cơ hội động não để đưa ra nhiều ý tưởng nhất có thể. Đây phải là một quá trình hợp tác mà tiếng nói của mọi người đều phải được lắng nghe, công việc của bạn, với tư cách là một giáo viên, bạn phải đảm bảo được điều này. Bạn nên tạo ra một khu vực cấm phán xét, nơi học sinh phải thể hiện kỹ năng lắng nghe hiệu quả và tập trung. Động não thành tiếng là một chiến thuật tuyệt vời, nhưng bản đồ tư duy cũng có thể là một cách tốt để ghi nhớ các ý tưởng.
- Kế hoạch: Đã đến lúc các nhóm học sinh của bạn chọn một giải pháp và lập kế hoạch làm thế nào để đưa nó vào cuộc sống. Để làm được điều này, họ sẽ phải xem xét các câu hỏi ban đầu, nghiên cứu mà họ đã thực hiện và những ý tưởng khác nhau của mọi người từ quá trình động não. Lập kế hoạch có thể là phần khó nhất, vì vậy hãy đảm bảo giúp đỡ học sinh của bạn bằng cách đảm bảo rằng suy nghĩ của mọi người được xem xét và họ hiểu ý tưởng của mình.
>> Cách soạn giáo án STEM thu hút với 10+ thí nghiệm STEM thú vị
- Thực hiện: Trong phần này của bài học, học sinh có cơ hội xây dựng thành phẩm bằng cách sử dụng các kế hoạch mà họ vừa tạo. Đây là thời gian để họ thỏa sức sáng tạo, vận dụng đôi tay và thực tế. Tại đây, học sinh sẽ khám phá liệu các giải pháp có đáp ứng các yêu cầu ban đầu và có hiệu quả hay không. Bạn không cần tham gia quá nhiều vào hoạt động này, chỉ đơn thuần là để mắt đến mọi thứ và khuyến khích học sinh.
- Kiểm tra: Sau đó, học sinh sẽ cần phải tìm ra một cách để kiểm tra mức độ hiệu quả của những sáng tạo của họ. Chúng có phù hợp với bản tóm tắt hay cần phải khắc phục sự cố hay không? Họ sẽ có thể kiểm tra các sáng tạo của mình và ghi lại kết quả. Bạn có thể hỏi học sinh những kiến thức mà họ nhận được là gì và sau đó cho họ lời khuyên hoặc đặt những câu hỏi khiến họ phải suy nghĩ.
- Cải tiến: Phần cuối cùng của bài học này bao gồm các cuộc thảo luận về cách học sinh có thể cải thiện ý tưởng của mình. Sau đó, học sinh sẽ có cơ hội thiết kế lại sản phẩm của mình, sửa đổi và tạo ra sản phẩm hoàn hảo. Chu kỳ này có thể tiếp tục bao lâu bạn muốn, hoặc cho đến khi học sinh hài lòng với kết quả cuối cùng. Tùy thuộc vào bạn! cho dù mỗi dự án kéo dài một bài học hay một vài tuần.
Qua nội dung trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm giáo án edp là gì. Tuy nhiên, quy trình thiết kế kỹ thuật này sẽ phù hợp với các bài giảng STEM ở Tiểu học trở lên, chứ chưa phù hợp để ứng dụng vào cách soạn giáo án STEM mầm non nhé.
6. Gợi ý học sinh đưa ra giải pháp STEM
Thay vì tự đưa ra các thách thức STEM trong buổi học của mình, giáo viên có thể gợi ý học sinh tự đưa ra giải pháp STEM cho mình để buổi học được hấp dẫn và thú vị hơn. Đây là một cách soạn giáo án STEM tuy khó nhưng có thể mang lại hiệu quả cao hơn trong lớp học của bạn.
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát các video trên Youtube – đây là một nguồn tư liệu hữu ích trong giáo dục. Ngoài ra, bạn cũng cóc thể sử dụng một tiểu phẩm nhỏ hoặc một số biện pháp khác. Cuối cùng, giáo viên hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu về thách thức STEM này và các em có thể đưa ra giải pháp cho mình dưới sự gợi ý của thầy cô.
7. Cho học sinh tham gia nghiên cứu các nội dung trong thử thách
Điều hiển nhiên, trong cách soạn giáo án STEM, giáo viên có thể dạy cho học sinh các kiến thức về phương trình hóa học – một phần của chương trình học. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, học sinh có thể tự nghiên cứu và thực hành để hiểu hơn về bài học.
Một số hoạt động giáo viên có thể cho học sinh trải nghiệm như là tìm hiểu về phản ứng giữa axit và bazo bằng cách thử nghiệm với các hóa chất mà giáo viên đã chuẩn bị (hãy đảm bảo an toàn cho học sinh), hoặc là cho học sinh tìm hiểu về túi khí trước khi bắt đầu vào bài học.
8. Khuyến khích các nhóm phát triển nhiều ý tưởng về cách giải quyết vấn đề
Đây là một trong những yếu tố tuy không mới nhưng chưa chắc được nhiều giáo viên chú ý trong cách soạn giáo án STEM. Trước khi để học sinh tự do suy nghĩ về các ý tưởng và giải pháp (có thể dẫn tới hiện tượng lạc đề), giáo viên nên đưa ra một số tiêu chí và ràng buộc nhất định.
Ví dụ, giáo viên có thể đưa ra tiêu chí: túi khí phải đảm bảo hiệu quả về chi phí (không tốn nhiều tiền trong việc chế tạo nó). Và từ đó, học sinh sẽ cần phải xác định mỗi loại hóa chất sẽ dùng một lượng bao nhiêu là vừa đủ để làm đầy túi khí, mà không lãng phí bất kỳ một ít hóa chất nào.
Đây là yếu tố quan trọng: Hãy cho học sinh cơ hội suy nghĩ và đưa ra nhiều ý tưởng để giải quyết các vấn đề của mình. Với mỗi vấn đề, có thể sẽ có rất nhiều giải pháp, các vấn đề không phải “một câu trả lời đúng/sai”. Đây là yếu tố khác biệt trong cách soạn giáo án STEM với cách soạn giáo án cho các môn tính toán, khoa học. Sau khi có nhiều ý tưởng khác nhau, học sinh có thể chọn một ý tưởng để thử.
Ngoài ra, trong suốt quá trình hoạt động, giáo viên nên chú ý về quá trình làm việc nhóm của học sinh – Các em thực hiện như thế nào? Tất cả các thành viên có tham gia vào hoạt động nhóm không? Các em có cùng nhau chia sẻ các ý tưởng không?
9. Hướng dẫn các nhóm chọn 1 ý tưởng để thử nghiệm và thực hành
Giáo viên sẽ hướng dẫn các nhóm chọn 1 ý tưởng mà các nhóm nghĩ là khả thi nhất và đảm bảo hiệu quả về chi phí nhất và cho các em đi sâu vào thực hành, xây dựng các nguyên mẫu hệ thống túi khí của mình hiệu quả.
Một lần nữa, các thầy cô nên quan sát các nhóm để đảm bảo các em có đóng góp và chia sẻ trong nhóm.
10. Tạo điều kiện cho học sinh thử nghiệm và đánh giá
Sau khi các nhóm thực hành và tạo ra sản phẩm của mình, thầy cô tạo điều kiện cho các em thu thập dữ liệu về mức độ hoạt động và hiệu quả của sản phẩm. Các nhóm sẽ tiến hành đo dữ liệu, phân tích và quyết định xem các sản phẩm của họ đáp ứng tốt các tiêu chí như thế nào.
11. Cho các nhóm thuyết trình và truyền đạt những phát hiện của mình trước lớp
Các nhóm có thể trình bày dữ liệu và sản phẩm mình thu được, sau đó trình bày trước lớp. Cả lớp sẽ thảo luận và đưa ra quyết định là hệ thống túi khí nào hoạt động tốt nhất và tại sao.
12. Thiết kế lại sản phẩm (Nếu có thời gian)
Nếu còn thời gian, sau khi các đội chia sẻ ý tưởng với nhau, giáo viên có thể cho các em thiết kế lại túi khi và cải tiến chúng. Trên đây là các bước trong cách soạn giáo án STEM để giáo viên có thể tham khảo, từ đó xây dựng các bài giảng STEM phù hợp cho mình.
Và lưu ý quan trọng cuối cùng, giáo viên nên chú ý những yếu tố sau:
- Cung cấp nhiều lời gợi ý cho học sinh và ít hướng dẫn
- Sai lầm và thất bại trong thiết kế là phương pháp học tập tốt cho học sinh
- Cách soạn giáo án STEM không phải là công thức – có thể thay đổi tùy vào lớp học
- Học sinh nên làm việc theo nhóm để giải quyết các thử thách STEM
- Các thầy cô có thể làm việc với đồng nghiệp để viết các giáo án STEM tốt hơn
Lời kết
Một giáo án STEM thú vị rất quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức đến học sinh. Bài viết trên là một số cách soạn giáo án STEM để có được những bài giảng thu hút hơn. Chúng tôi hy vọng bạn có thể tìm cho mình những cách soạn giáo án STEM tốt nhất. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích khác, bạn có thể truy cập tại đây.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam