Cuộc phiêu lưu mới trong dạy STEM

Dạy STEM là một phương pháp mới và hiệu quả, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy sáng tạo, trí tuệ của mình một cách tối đa. Nhưng, bên cạnh đó thì tại nền giáo dục Việt Nam hiện nay, các giáo viên STEM đang đối đầu với nhiều thách thức lớn. Cuộc phiêu lưu trong hành trình phát triển dạy học STEM chỉ mới bắt đầu.

Ngoài ra, nếu bạn chưa hiểu về STEM là gì, bạn nên đọc qua bài viết này để hiểu hơn về chúng nhé: STEM là gì? Nhận tài liệu miễn phí cho giáo dục STEM

Làm thế nào để tạo động lực học hỏi cho học sinh khi dạy học STEM

Cách tạo động lực học hỏi cho học sinh khi dạy STEM
Cách tạo động lực học hỏi cho học sinh khi học STEM

Năm học trước, tôi đã cho học sinh của mình một thử thách. Tôi muốn các em tự đưa ra các câu hỏi để chúng tôi trả lời. Trong khi dạy STEM, tôi giao quyền điều khiển máy bay, các robot stem cho các học sinh, nói cho họ biết đích đến và mốc thời gian tối đa cần thiết, sau đó giao cho họ quyền tự chủ về hướng đi, cách điều khiển, lập trình.

Mặc dù đã cung cấp cho họ một dàn bài cụ thể, nhưng, khi đối mặt với việc phải tự làm việc độc lập, học sinh không chỉ bối rối mà còn xảy ra hiện tượng các tàu bay đâm vào nhau. Tôi đã tin rằng trẻ em sẽ có khả năng tự chủ trong việc học của chúng. Vậy nên, tôi đã hết lần này đến lần khác thảo luận với học sinh cùng một cuộc trao đổi: 

  • Tôi: “Các em quan tâm đến điều gì?”
  • Học sinh: “Chà, cô muốn em quan tâm đến điều gì?”

Cuộc trò chuyện tiếp tục kéo dài giữa tôi và học sinh trong các buổi dạy STEM, và chúng liên tục chạy vào ngõ cụt. Những học sinh này của tôi có thể đọc hiểu các văn bản phức tạp hoặc trình bày, thuyết trình trôi chảy về mục đích của tác giả, nhưng hãy hỏi học sinh xem các em quan tâm đến điều gì, và các em sẽ nói không biết. Học sinh học hỏi, hoạt động như những con robot, đi theo một tiêu chuẩn nghiêm khắc của trường lớp, chứ không hề liên quan đến việc tự học, động lực ham học hỏi của mình. Đây không phải là buổi dạy STEM như tôi mong muốn.

Khó khăn trong việc dạy STEM
Khó khăn trong việc dạy STEM

 

Tại một thời điểm nào đó trong quá trình tìm cách giải quyết hố sâu này, để tạo ra những học sinh có động lực học tập suốt đời, có khả năng phân tích và hiểu sâu sắc về bản thân và nhu cầu học hỏi của chính mình, tôi đã tìm ra Phương pháp học tập Kết hợp và Cá nhân hóa để ứng dụng vào dạy STEM cho mình.

Vì vậy, hãy bắt đầu ( hoặc tiếp tục) các cuộc phiêu lưu và thử nghiệm của tôi trong việc giáo dục STEM theo phương pháp Học tập được Cá nhân hóa. Bạn có thể tìm thêm thông tin chi tiết tại blog của tôi, nhưng được liệt kê dưới đây là một số điều cơ bản tôi đã làm trong các buổi dạy STEM và cách chúng đã biến đổi học sinh của tôi. 

Nó trông như thế nào? 

Tôi dạy khoa học cho học sinh lớp ba, bốn và năm. Tôi đã cho học sinh tiếp cận với nhiều trải nghiệm khác nhau trong các buổi dạy STEM của mình, nhưng nhìn chung, chúng tôi hoạt động ở đâu đó trong phạm vi xoay vòng của lớp học / cá nhân.

Giáo dục STEM môn Vật Lý trong đời sống xã hội
Một số tiêu chí trong giáo dục STEM hiệu quả

 

Tôi cố gắng sử dụng công nghệ để kích thích tranh luận, lấy dữ liệu chính xác theo thời gian thực, khuyến khích cộng tác và cho phép học sinh kiểm soát hướng học tập của riêng mình. Để đạt được mục đích này, tôi sử dụng một số chương trình và công cụ – Edmodo, blendspace, eduCanon và OneDrive của Microsoft là một số công cụ yêu thích của tôi. Tôi tạo nội dung của riêng mình và sau đó cho phép học sinh kiểm soát việc học. Đây là yếu tố quan trọng trong việc giáo dục STEM.

Mục đích chính của tôi là giảm thời gian nói của mình khi dạy STEM. Tôi cung cấp cho học sinh các sườn bài chính, sau đó giúp họ tự suy luận và đặt các câu hỏi. Chúng tôi xây dựng kiến ​​thức trong các bài học khoa học trên lớp, sau đó ứng dụng chúng vào các phòng thí nghiệm thực tế. Bạn đừng nghĩ phòng thí nghiệm là một thứ gì đó cao siêu. Trên thực tế, các bài học thực hành của tôi khá đơn giản, nguyên liệu cũng rất dễ tìm, và đa số là các nguyên liệu tái chế. Bạn có thể tham khảo danh sách các hoạt động STEM tôi đã làm hoặc sưu tầm tại đây.

Dạy STEM kết hợp lý thuyết và thực hành
Dạy STEM kết hợp lý thuyết và thực hành

 

Trong các phòng thí nghiệm này, trẻ em có quyền kiểm soát toàn quyền về cách ghi lại công việc của mình. Đây là thời gian để học sinh thể hiện khả năng học hỏi và thử nghiệm phân tích, giải quyết vấn đề bằng cách tạo ra các câu hỏi và giải pháp. Dạy STEM cần phải chú trọng cả lý thuyết và thực hành, và sau mỗi buổi giáo dục STEM, các em phải tạo ra một sản phẩm, hoặc nghiên cứu ra một định lý, một kiến thức nào đó cho mình. Như vậy, dạy STEM mới xem là thành công.

Hai môi trường làm việc song song với nhau (Lý thuyết + thực hành) sẽ thúc đẩy tư duy bậc cao phức tạp. Một ví dụ hoàn hảo là buổi dạy STEM về mạch điện điện tử của chúng tôi, khi học sinh sử dụng kiến ​​thức của mình để thiết kế và sau đó chế tạo các sản phẩm điện tử để thực hiện một công việc, ví dụ như tự kết nối các mạch điện để bật quạt, hoặc lập trình cho quạt tự bật khi trời nóng (nhiệt độ trên 30 độ) bằng bộ thực hành Vật Lý Phys:Bit.

https://www.youtube.com/watch?v=1le93hVvK88

Nâng cao hơn, học sinh sẽ tự chọn vật liệu, các module hoặc thiết bị điện tử mini mà mình cần, sau đó đặt hàng trực tuyến và học cách chế tạo, lập trình chúng. Điều này cũng cho phép chúng tôi kết hợp quy trình tự thiết kế-xây dựng-lập trình-học tập trong buổi dạy học STEM

Vậy, nó đã mang lại những gì cho tôi?

Trước hết, khoa học hiện nay có vẻ khác biệt đáng kể so với những năm trước đây. Tôi dạy về lý thuyết ít hơn và chúng tôi ứng dụng chúng vào nhiều việc hơn. Tôi ít dạy chi tiết từng bước từ A tới Z hơn vì học sinh đang tự kiểm soát và học hỏi. Tôi cũng ít quản lý theo những cách truyền thống nhất định như cung cấp các hướng dẫn rõ ràng. Học sinh sẽ tự chịu trách nhiệm và tự học là chính.

Hơn nữa, tôi đã đạt được mục tiêu trọng tâm của mình trong các buổi dạy học STEM – học sinh thích được kiểm soát việc học của mình. Tôi có những học sinh có thể chạy trước chương trình học STEM và đào sâu vào các khái niệm khó khăn, đầy thách thức hơn trong khi những sinh viên khác đang đấu tranh để nắm vững các khái niệm, tìm ra ý tưởng và có thể là thất bại trước vô số ý tưởng đầy thách thức. Học sinh thích nhìn thấy sự tiến bộ của mình.

Lợi ích của giáo dục STEM
Lợi ích của giáo dục STEM

 

Tôi có một ý tưởng lớn hơn về vị trí của mỗi học sinh và tôi giảng dạy cho từng nhóm riêng tương ứng, một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy một cách chính xác các vấn đề mà một học sinh gặp khó khăn và vì tôi đang rảnh rỗi (một lợi thế của việc không phải hướng dẫn học sinh từ A đến Z, học sinh tự học là chính), tôi có thể can thiệp vào lúc này.

Bằng cách kết hợp phương pháp tiếp cận của tôi với phương pháp học tập dựa trên dự án, tôi có thể đưa ra cho học sinh những vấn đề trong thế giới thực và sự kết nối với khoa học mang lại giá trị cho nó trong cuộc sống thực tế. Họ có thể tạo ra các giải pháp thực tế cho các câu hỏi, điều này giúp nâng cao hơn nữa kỹ năng của họ. 

Tôi cực kỳ thích phương pháp học bằng cách làm, tôi nghĩ điều quan trọng là phải hiểu rằng đó là công việc khó khăn. Bạn cần phải cống hiến hết mình cho quá trình này và có một niềm tin mạnh mẽ vào những gì bạn đang làm. Cách tiếp cận này không phải là thuốc chữa bách bệnh mà là một phần của phương pháp chữa bệnh; văn hóa học đường và sự giảng dạy tuyệt vời vẫn là yếu tố rất cần thiết đối với một trường học tuyệt vời.

Nhưng với những gì đã nói, học sinh của tôi đang phát triển những câu hỏi và kỹ năng học STEM mà tôi mong đợi. Họ đang dần kiểm soát việc học của mình. Và đối với tôi, tôi đang học hỏi để giúp hỗ trợ con đường của họ.

 Trích lời của Maya Angelou

Lời kết

Trên đây là những hướng cơ bản để bạn có thể tập trung vào dạy học STEM bằng phương pháp thực hành, trao quyền tự kiểm soát việc học của mình cho học sinh, nhờ đó mang lại kết quả cao hơn. OhStem hy vọng bài viết này hữu ích với bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm các loại tài liệu, giáo án hoặc thí nghiệm STEM để phục vụ tốt hơn cho việc giáo dục, vui lòng để lại email bên dưới hoặc liên hệ với Fanpage của OhStem, chúng tôi sẽ gửi cho bạn hoàn toàn miễn phí nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt

Hotline: 08.6666.8168

Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem

Tags: Cuộc phiêu lưu mới trong dạy học STEM, Dạy học STEM, Giáo dục STEM, Hoạt động STEM

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed