Dạy học dự án là gì? Ưu điểm của phương pháp này

Bên cạnh giáo dục STEM, thì nhiều giáo viên cũng quan tâm tới một khái niệm mới hiện nay là “dạy học dự án”. Vậy, dạy học dự án là gì? Chúng có những đặc điểm gì? Hãy cùng OhStem tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết bên dưới nhé!

Dạy học dự án là gì?

Dạy học dự án sẽ tập trung vào thực hành nhiều hơn – Nghĩa là học sinh sẽ làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm để tự giải quyết một nhiệm vụ học tập nào đó, dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ từ thầy / cô giáo.

Điểm nổi bật của phương pháp dạy học dự án này là chúng sẽ tập trung nhiều vào thực hành, chứ không chỉ nghiêng về lý thuyết như các phương pháp dạy học truyền thống, do đó giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Các em có thể vận dụng kiến thức mà mình đã được học vào thực tế, để tạo ra sản phẩm mà mình có thể giới thiệu và hướng dẫn tới mọi người được.

dạy học dự án là gì?

Đây là một phương pháp đáng để thầy cô triển khai cho học sinh, đặc biệt là với những môn học có thể xây dựng ra sản phẩm.

Phân loại

Với phương pháp dạy học dự án, chúng ta có thể phân chia theo 3 hình thức khác nhau như sau:

Phân loại theo thời gian hoàn thành

Chúng ta có thể phân loại chúng thành các dự án khác nhau như sau, tùy theo thời gian cần thiết để học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao:

  • Dự án nhỏ: Có thể thực hiện xong ngay lập tức trong ngày, thường sẽ kéo dài khoảng từ 2 – 6 tiếng đồng hồ
  • Dự án trung bình: Có thể thực hiện được trong khoảng vài ngày, có thể kéo dài đến khoảng 1 tuần
  • Dự án lớn: Thời gian để hoàn thành dự án có thể kéo dài trong nhiều tuần, và có thể lên đến khoảng 1 học kỳ

Phân loại theo nhiệm vụ của học sinh

Khi phân loại theo nhiệm vụ, bạn có thể phân chia thành 4 loại sau:

  • Dự án tìm hiểu: Học sinh sẽ cùng nhau khảo sát về thực trạng của các đối tượng, để rút ra kiến thức cho mình
  • Dự án nghiên cứu: Các em cùng nhau giả quyết các vấn đề trong thực tế, hoặc nghiên cứu kiến thức để giải thích cho một hiện tượng, quá trình nào đó trong cuộc sống xung quanh
  • Dự án kiến tạo: Học sinh cùng nhau tạo ra một sản phẩm thực tế, có thể cầm nắm và giới thiệu, demo cho mọi người xem được. Phương pháp dạy học dự án này cũng có thể bao gồm các nhiệm vụ như trang trí, biểu diễn tiết mục giải trí, sáng tác hoặc tạo ra một mô hình mô phỏng nào đó giúp ích cho con người
Phân loại các phương pháp dạy học dự án

Phân loại theo mức độ phức hợp

Chúng ta có thể chia thành 2 loại chính:

  • Phương pháp dạy học dự án mang tính thực hành: Học sinh sẽ cùng nhau thực hành để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó mang tính phức hợp, dựa trên việc vận dụng những kiến thức đã học vào tạo ra sản phẩm trong thực tế
  • Phương pháp dạy học dự án mang tính tích hợp: Học sinh sẽ phải trải qua nhiều quá trình, từ tìm hiểu thực tế, nghiên cứu lý thuyết rồi lên ý tưởng giả quyết vấn đề, sau đó tiến hành thực hành thực tiễn để giải quyết được bài toán đặt ra

Trên đây là 3 phương pháp phân loại dạy học dự án cơ bản nhất để bạn tham khảo. Tuy nhiên, ngoài ra thì chúng ta cũng có khá nhiêu các phương pháp phân loại khác, ví dụ như phân loại theo chuyên môn giảng dạy, phân loại theo sự tham gia của học sinh,…

Cuối cùng, hãy cùng OhStem tìm hiểu về đặc điểm của phương pháp dạy học dự án này nhé!

>> Xem thêm: Cách dạy IoT và trí tuệ AI cho trẻ từ sớm

Đặc điểm của dạy học dự án

Có thể nói, phương pháp dạy học dự án là một trong những phương pháp tiên tiến, giúp kích thích được sự quan tâm của học sinh nhiều hơn so với các phương pháp truyền thống. Dưới đây là các đặc điểm của phương pháp này:

  • Định hướng thực tiễn: Chủ đề của các buổi dạy học dự án phải được xuất phát từ cuộc sống xã hội xung quanh, gắn liền với sinh hoạt hằng ngày của học sinh hoặc liên quan đến các vấn đề thực tế trong toàn cầu. Nhiệm vụ mà các em cần hoàn thành cũng cần phải phù hợp với trình độ và kỹ năng của các em.
  • Mang lại hứng thú cho học sinh: Điểm nhấn của phương pháp dạy học dự án là phải mang lại được sự hứng thú, đam mê học tập cho học sinh. Đây chính là điểm nổi bật khiến phương pháp này khác với những phương pháp dạy học thông thường. Các em học sinh có thể bồi dưỡng, xây dựng niềm đam mê của mình trong suốt quá trình học tập theo dạy học dự án
  • Mang tính liên môn: Điều này cũng khá giống với phương pháp giáo dục STEM, giúp kết hợp nhiều tri thức ở nhiề lĩnh vưc với nhau, từ đó giúp học sinh có thể dễ dàng nhớ được kiến thức lâu hơn và biết cách ứng dụng kiến thức vào thực tế
  • Làm việc nhóm: Học sinh khi học theo phương pháp dạy học dự án sẽ có cơ hội để cộng tác với những người khác, cùng nhau chia sẻ ý tưởng, thảo luận và giải quyết vấn đề cùng nhau để đạt tới mục đích chung. Điều này giúp phát triển kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp cho học sinh

Lời kết

Trên đây là các thông tin cơ bản nhất về dạy học dự án, hy vọng bài viết mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn đang cần triển khai dạy học STEM, đừng ngần ngại liên hệ OhStem nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed