Trong bài viết này, OhStem sẽ chia sẻ một unplugged game ( trò chơi không cần phải tiếp xúc với máy tính) để dạy lập trình cho trẻ. Hãy thiết kế những unplugged game để dạy lập trình cho trẻ mà chỉ sử dụng những vật dụng mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong nhà mình. Hôm nay, chúng ta sẽ sử dụng những carton đựng trứng để xây dựng một trò chơi lập trình vô cùng thú vị mà không cần đến bất kỳ thiết bị máy tính nào.
Unplugged game này sẽ dạy trẻ thiết kế một thuật toán di chuyển, với mục đích có thể lấy hết những quả trứng và tránh các tảng đá dung nham. Một trong những điều hấp dẫn khiến trẻ hứng thú chính là những quả trứng đầy màu sắc. Bên cạnh đó, phần thưởng bên trong những quả trứng sẽ khiến trẻ cảm thấy vô cùng hào hứng!
>>> Tham khảo thêm: Các trò chơi dạy toán tư duy cho trẻ mầm non 2022.
Mục lục
Các khái niệm về mã hóa
Thuật toán: Thuật toán là một tập hợp các lệnh được cung cấp cho máy tính để thực hiện một tác vụ cụ thể. Máy tính cần các chỉ dẫn được đưa ra theo một trình tự cụ thể.
Gỡ lỗi: Học viết code không chỉ là về những con số 0 và 1. Viết code dạy những kỹ năng mà chiếc máy tính không thể có được. Chẳng hạn như tính kiên trì. Những chương trình máy tính thường không chạy chính xác vào lần đầu tiên, trong trường hợp đó, chúng cần phải được “gỡ lỗi” để sửa bất kỳ lỗi nào trong mã lập trình. Trong hoạt động này, trẻ em sẽ phải đưa ra những chỉ dẫn cho ‘chiếc máy tính nhỏ’ (mô hình LEGO) và sẽ có cơ hội gỡ lỗi nếu chúng mắc lỗi.
Những thứ bạn cần chuẩn bị
Bạn không cần bất kỳ thiết bị điện tử nào để thực hiện hoạt động này!
- Thật nhiều hộp carton đựng trứng. Càng nhiều carton trứng thì trò chơi càng tăng độ thách thức của trò chơi. Chúng tôi đã sử dụng carton loại có thể đựng được 30 quả trứng (bạn có thể tìm mua ngoài cửa hàng).
- Những quả trứng nhựa có vỏ rỗng để đựng kẹo bên trong, để làm những quả trứng bất ngờ.
- Những phần thưởng nhỏ bên trong những quả trứng (sô cô la, kẹo, mô hình nhỏ…).
- Một mô hình LEGO nhỏ hoặc một món đồ chơi hình nhân vật bất kỳ, để hoạt động như một “người đi nhặt trứng”
- Những miếng giấy thủ công màu đỏ (để làm đá dung nham).
Cách làm:
Rất dễ để thực hiện trò chơi này. Việc chuẩn bị chỉ tốn khoảng 5 phút.
- Đầu tiên, bạn phải dán những bìa carton trứng lại với nhau để tạo thành một tấm lưới lớn, tấm lưới càng lớn thì trò chơi sẽ càng khó.
- Tiếp theo, bạn sẽ đặt những quả trứng vào chiếc lưới. Rải chúng ra nhiều chỗ. Càng nhiều trứng bất ngờ thì trò chơi càng dễ.
- Cắt những tờ giấy thủ công màu đỏ thành những hình vuông. Vo tròn những hình vuông này thành hình dạng của những tảng đá hay quả trứng. Đây gọi là những đá dung nham. “Chiếc máy tính nhỏ” cần phải tránh chúng để lấy những quả trứng.
- Đặt mô hình LEGO, mô hình nhân vật của bạn ở một góc của tấm lưới trứng và bắt đầu trò chơi.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Y
Luật chơi
Trò chơi này thì khá đơn giản để dạy lập trình cho trẻ. Mục tiêu là để mô hình nhân vật của bạn lấy được những quả trứng và tránh được những tảng đá dung nham.
Trước tiên trẻ cần phải đưa ra chỉ dẫn, giống như một “thuật toán”. Các bé phải tạo một thuận toán mà sẽ bắt đầu từ vạch đích, di chuyển lấy những quả trứng trong khi né tránh những tảng đá dung nham nóng bỏng. Một khi chạm được quả trứng bất ngờ, họ phải mở nó và xem phần thưởng bên trong. Nhiều trẻ thì thích viết chỉ dẫn hay dùng những thẻ lập trình để đưa ra những chỉ dẫn. Đây là ví dụ về những chỉ dẫn mà chúng ta có thể hình dung ra được:
Để lấy quả trứng màu xanh dương:
- Sang trái 2 ô.
- Sau đó lên trên 2 ô.
- Sau đó sang trái 1 ô.
Để lấy quả trứng màu xanh lá:
- Lên trên 1 ô.
- Sau đó sang phải 1 ô.
- Sau đó lên trên 1 ô.
- Sau đó sang phải 2 ô.
Mục đích chính của hoạt động này là giúp trẻ phải suy nghĩ như một chiếc máy tính bằng việc chúng phải thực hiện tất cả các bước di chuyển trong 1 lần chỉ dẫn duy nhất.
Với những trẻ từ 4 đến 5 tuổi, bạn có thể thêm vào nhiều quả trứng bất ngờ và bảo trẻ đưa ra chỉ dẫn từ quả trứng này đến quả trứng kia. Với những trẻ lớn hơn. Các em có thể thử lấy nhiều trứng nhất có thể trong 1 lần chỉ dẫn.
Nếu trẻ điều khiển nhân vật dẫm lên đá nham thạch, chúng phải quay trở về vạch xuất phát và “gỡ lỗi” mã của mình. Đây cũng là những gì mà những lập trình viên ngoài đời thực làm! Trẻ sẽ tự hỏi đã làm sai ở đâu? Chúng sẽ chỉnh sửa chương trình để có thể lấy những quả trứng vào ván sau.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam