Bạn đang muốn tìm cách triển khai STEAM trong giáo dục mầm non cho các bé, thông qua hoạt động vui chơi? Có thể nói, giáo dục STEAM từ sớm không chỉ giúp các bé phát triển các kỹ năng của thế kỷ 21, mà còn giúp các em phát triển toàn diện về trí óc hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, STEAM là gì? Làm thế nào để kết hợp được yếu tố STEAM trong giáo dục mầm non? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Cách bé tiếp cận STEAM trong giáo dục mầm non
Dù là với các bé nhỏ tuổi chưa bước vào lớp 1, bạn vẫn có thể triển khai dạy học STEAM cho các em, thông qua nhiều hoạt động vui chơi, từ đó giúp bé tiếp cận dần với STEAM. Ví dụ:
Khoa học
Các hoạt động học tập liên quan đến khoa học ở đây bao gồm khám phá nước và cát, so sánh và đối chiếu các vật liệu trong tự nhiên như đá và đất, hoặc chơi các trò chơi với quả bóng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo những thí nghiệm thú vị như cho các bé nhìn qua kính lúp, để đếm xem có bao nhiêu cái chân trên con bọ bị bắt lúc đang chơi ngoài trời!
>> Có thể bạn sẽ thích: Tổng hợp 10+ thí nghiệm STEM đơn giản, dễ làm cho trẻ
Công nghệ
Các hoạt động giáo dục STEAM liên quan đến công nghệ bao gồm nhận biết các loại máy móc đơn giản như đòn bẩy, bánh xe và ròng rọc.
Chúng cũng có thể bao gồm các hoạt động lập trình đơn giản bằng thẻ lệnh, trong đó trẻ em học cách lập trình các robot nhỏ để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản. Nhiều giáo viên và phụ huynh sợ việc này sẽ khiến bé nghiện điện thoại, máy tính; nhưng trên thị trường hiện nay có nhiều robot có thể giúp bé học lập trình mà không cần dùng đến thiết bị điện tử, chẳng hạn như robot Rio.
Kỹ thuật
Các hoạt động kỹ thuật diễn ra trong quá trình lắp ráp, xây dựng – nơi cho phép bé lên kế hoạch và thiết kế các công trình sấng tạo cho riêng mình, dưới sự trợ giúp của giáo viên.
Yếu tố kỹ thuật trong giáo dục STEAM cũng xảy ra ở các hố cát ngoài trời, khi các bé xây dựng các công trình và tòa nhà tráng lệ bằng cát hoặc bất kỳ vật liệu nào khác mà các em có thể sử dụng (miễn là chúng đảm bảo an toàn với bé).
Toán học
Các hoạt động STEAM trong giáo dục mầm non dựa trên toán học bao gồm phép đếm, ghép hình. Việc thực hiện phép đếm trong giáo dục STEAM mầm non cũng khá dễ dàng, đặc biệt là khi sử dụng các vật thể trực quan trong thực tế như số lượng quyển vở, quả táo, bút chì,… nói chung là tất tần tật những thứ có sẵn xung quanh.
Thông qua tất cả các hoạt động STEAM trong giáo dục mầm non kể trên này, các bé cũng sẽ được tiếp cận dần với các kỹ thuật đổi mới, từ đó khai phá trí sáng tạo từ sớm.
Cách dạy STEAM trong giáo dục mầm non qua vui chơi
Chơi là phương pháp chính mà các bé ở lứa tuổi mẫu giáo khám phá thế giới, tìm hiểu mọi thứ xung quanh và xây dựng sự sự hiểu biết cơ bản về cách thế giới vận hành. Vì vậy, một chương trình giảng dạy dựa trên trò chơi sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho giáo dục STEAM.
Thông qua vui chơi, các bé mầm non sẽ tiếp cận các khái niệm STEAM bằng cách tích cực đặt câu hỏi, tìm kiếm các giải pháp khác nhau và từ đó hiểu biết hơn về thế giới thực.
Dưới đây là một số hoạt động STEAM trong giáo dục mầm non mà bạn có thể tham khảo:
Hoạt động 1: Vẽ bóng dáng – Học về ánh sáng & bóng tối
Một ví dụ về hoạt động STEAM trong giáo dục mầm non, phù hợp với trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi là trò chơi thử nghiệm với ánh sáng và bóng tối. Chúng tôi có thể cho học sinh của mình chọn 2-3 đồ chơi yêu thích của bản thân mình và đặt chúng ngoài trời, quan sát cách ánh sáng mặt trời tạo ra các bóng có hình dạng và kích thước khác nhau. Sau đó, các bé sẽ vạch các bóng trên một tờ giấy tương ứng
>> Tìm hiểu chi tiết: Dự án STEM mầm non – Vẽ bóng dáng cho trẻ em
Hoạt động 2: Nhà xây dựng nhí
Trong hoạt động STEAM nhà xây dựng nhí này, hãy thử thách các bé tạo ra các hình dạng 2D hoặc 3D bằng que kem, với số lượng mà các em đưa ra.
Bạn cũng có thể nâng cấp dự án thành những trò chơi vui nhộn hơn, chẳng hạn yêu cầu các bé kể một câu chuyện về hình dạng mà các em đã tạo ra cho mọi người cùng nghe.
Tiến trình dạy học STEAM mầm non
Ý nghĩa của việc triển khai STEAM trong giáo dục mầm non không chỉ đơn giản nằm ở việc thực hiện dự án, mà nó còn phụ thuộc khá nhiều vào người tổ chức thực hiện. Giáo viên cần phải là một người có nhiều kinh nghiệm, biết cách dẫn dắt để các em có thể tiếp cận và học tập được nhiều kiến thức mới từ các dự án STEAM vui nhộn này.
Mẹo ở đây là giáo viên nên tạo ra các cuộc thảo luận và cho các bé tự động não suy nghĩ, tự thực hành để kiểm chứng và đưa ra câu trả lời, thay vì giáo viên tự đưa ra câu trả lời cho học sinh.
Các bé độ tuổi mầm non rất hay tò mò và hay hỏi, giáo viên nên dựa vào đây để tạo điều kiện cho các em học tập.
Một số câu hỏi ví dụ trong triển khai STEAM trong giáo dục mầm non mà bạn có thể tham khảo:
- Các con hãy đoán xem tại sao vật này thả xuống nước thì nó chìm, còn vật kia thì nổi?
- Tại sao bóng dáng của vật thể lại thay đổi theo thời gian?
- Lý do của các hiện tượng này là gì?
Bạn nên nhớ rằng, STEAM trong giáo dục mầm non tập trung vào kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh và khả năng tự tin cho các em. Khi các em trả lời sai, ban đầu các em có thể thấy khó chịu và không tự tin. Tuy nhiên, bạn cần giải thích cho bé hiểu rằng đây là điều bình thường. Hãy tạo nhiều cơ hội cho các bé trải nghiệm và tự tin sau mỗi lần thất bại đó.
Lời kết
Trên đây là cách triển khai STEAM trong giáo dục mầm non, hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ gì khác, đừng ngần ngại liên hệ OhStem nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam