Trong cuộc sống của chúng ta, hằng ngày mỗi người phải luôn đối mặt với những trở ngại, thách thức từ đơn giản đến phức tạp. Có thể giải quyết một vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Việc nhanh chóng tìm ra cách giải quyết tối ưu nhất luôn là bài toán cần phải giải mỗi ngày. Hiểu được nhu cầu này, design think đã ra đời.
Vậy design thinking là gì? Đâu là các giai đoạn của quá trình design thinking mà bạn cần biết?
Mục lục
Design thinking là gì?
Design thinking là một cách hiệu quả để tìm ra những đổi mới và cách làm sáng tạo. Đây là kỹ thuật “dựa trên giải pháp” để giải quyết vấn đề.
Design thinking giúp ta đặt bản thân vào vấn đề và hiểu được nhu cầu của người hay vật nào đó của vấn đề từ nhiều khía cạnh. Qua đó, design thinking giúp tìm ra hoặc định vị lại vấn đề ban đầu, suy nghĩ và đưa ra các ý tưởng mới, cuối cùng là kiểm tra và đánh giá những ý tưởng dựa trên vấn đề ban đầu nhằm học hỏi sai lầm và tìm ra được cách giải quyết vấn đề tốt nhất.
Ban đầu, design thinking được áp dụng nhiều trong môi trường kinh doanh. Design thinking giúp các doanh nghiệp hiểu được sản phẩm của mình cũng như nhu cầu của khách hàng tại một thời điểm cụ thể. Từ đó hoạch định những kế hoạch kinh doanh hợp lý, giúp sản phẩm tung ra thị trường không bị lạc hậu, thụt lùi phía sau.
>>> Tham khảo thêm Phương pháp Pomodoro – Cải thiện sự tập trung của não bộ
Hiện nay, design thinking đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác trong y tế,, giáo dục hay các lĩnh vực quản lý xã hội. Kỹ thuật giải quyết vấn đề này mang lại những cải tiến và sáng tạo trong nhiều mặt mà mọi người có thể áp dụng.
Kỹ thuật design thinking lần đầu tiên được đề cập đến bởi David Kelley, người sáng lập công ty thiết kế IDEO và trường thiết kế Stanford.:
Design thinking relies on the natural — and coachable — human ability to be intuitive, to recognize patterns, and to construct ideas that are emotionally meaningful as well as functional.
Tư duy thiết kế dựa trên khả năng tự nhiên – và có thể tiếp cận – của con người là trực giác để nhận ra các mẫu và xây dựng các ý tưởng có ý nghĩa về mặt cảm xúc cũng như chức năng.
Giúp trẻ phát triển với design thinking
Xét trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ phát triển nhanh chóng từng ngày, trẻ em cần phải thích nghi nhanh chóng và linh hoạt để theo kịp thời đại. Những kiến thức và cách dạy truyền thống như hình thức kiểm tra và lấy điểm rập khuôn sẽ bó hẹp các em trong lối suy nghĩ có sẵn. Do đó, các em cần hiểu kỹ thuật suy nghĩ design thinking nhằm thoát khỏi khuôn khổ và tự do sáng tạo. Design thinking mở ra nhiều cơ hội cho trẻ tự do phát triển. Giúp các em trở thành những nhà sáng tạo, nhà đổi mới tương lai.
Khi đối mặt với những vấn đề ngoài khuôn khổ được học ở trường, nhiều trẻ thường có xu hướng bối rối, trốn tránh đối diện với vấn đề. Design thinking giúp trẻ có thể đối đầu với những khó khăn và thử thách trong tâm thế tự tin, lạc quan. Từ đây, trẻ sẽ có thể sáng tạo ra những cách thức giải quyết vấn đề độc đáo.
Một ví dụ đơn giản về design thinking cho trẻ đó là những đứa trẻ được yêu cầu thiết kế ra một chiếc ô tô dùng để vận chuyển hành khách. Những hình ảnh, thiết kế của chiếc xe sẽ được các em vẽ ra. Nhưng ngay sau đó nếu chúng ta đặt ra một yêu cầu đi sâu vào bản chất vấn đề là yêu cầu thiết kế thứ gì đó dùng để vận chuyển hành khách. Câu trả lời nhận lại từ các bạn nhỏ sẽ vô cùng độc đáo và đa dạng từ các loại tàu, thuyền, máy bay cho đến những điều không tưởng như dịch chuyển tức thời.
Design thinking giúp trẻ tìm ra cách giải quyết mới độc đáo cho vấn đề thay vì tìm cách nâng cao cách giải quyết sẵn có hiện tại. Đây có thể được xem là tư duy suy nghĩ đổi mới tốt nhất kích thích sự sáng tạo vô hạn của các em.
>>> Có thể bạn quan tâm Có nên luyện EASY cho bé? Các chu kỳ trong phương pháp EASY
5 bước áp dụng design thinking
Sau khi hiểu được tầm quan trọng của design thinking cho trẻ, sau đây là 5 bước giúp các em thành thục kỹ thuật này:
Bước 1. Empathize – hiểu rõ, hiểu sâu vấn đề
Mỗi khi đối mặt với một vấn đề, hãy giúp con bạn tập thói quen tò mò, tìm hiểu sâu sắc tận cùng vấn đề. Hiểu những nhu cầu, những khó khăn và tại sao chúng xuất hiện.
Bạn có thể gợi ý trẻ đặt câu hỏi theo cấu trúc 5W 1H để tìm hiểu một vấn đề nào đó một cách kỹ càng: why – lý do; what – cái gì; where – địa điểm; when – thời gian; who -người hay vật tác động; how – làm sao.
>>> Tham khảo thêm Tìm hiểu về phương pháp Montessori: giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Bước 2. Define – khái quát hóa vấn đề
Sau khi hiểu được toàn diện các mặt của vấn đề, bạn hãy giúp trẻ tổng hợp các mảnh ghép thành một bức tranh trực quan tổng thể. Một sơ đồ hay bản đồ tư duy sẽ giúp dễ dàng cho việc quan sát và nhận xét.
Một trong những đề xuất đơn giản là hướng dẫn cho trẻ sử dụng fishbone diagram – sơ đồ xương cá, đây là một dạng mindmap đơn giản và hiệu quả giúp tìm ra và khắc phục các vấn đề. Từng nhánh xương cá sẽ là các nhóm vấn đề đã tìm được bằng cấu trúc 5W 1H ở trên.
Bước 3. Ideate – Tìm tòi, sáng tạo cách giải quyết vấn đề
Đây là bước thú vị nhất trong các bước, trong bước này trẻ sẽ cùng với bạn của mình tự do tìm tòi, nghĩ ra vô vàn ý tưởng độc đáo nhằm giải quyết các vấn đề trên sơ đồ xương cá.
Bạn hãy hướng dẫn trẻ brainstorming – động não, hiệu quả nhất qua các bước:
- Giới thiệu và giải thích vấn đề với các bạn khác thông qua sơ đồ xương cá.
- Đưa ra các quy tắc tranh luận hợp lý và không được phán xét bất kỳ ý kiến trái chiều nào.
- Liệt kê tất cả phương pháp của mọi người cho các vấn đề, số lượng càng nhiều càng tốt và không cần quan tâm tính đúng sai
- Thảo luận, phân tích từng ý tưởng đã đưa ra và bầu chọn 1 – 2 ý tưởng tốt nhất cho mỗi vấn đề.
- Từ những ý tưởng đã chọn, suy nghĩ và đưa ra 1 – 2 phương pháp cải thiện, nâng cao.
Bước 4. Prototype – tham khảo cách giải quyết vấn đề đã có sẵn
Với sự linh hoạt và phát triển của internet hiện nay, mọi vấn đề đều sẽ có thể tìm được câu trả lời sẵn có trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tìm cho trẻ một giải pháp mẫu cho vấn đề và hướng dẫn bé cách tự tìm được phương án mẫu tối ưu nhất.
Bước 5. Check – Kiểm tra lại và cải tiến
Sau khi tìm được phương án mẫu ưng ý, hãy giúp các bé so sánh những giải pháp trên sơ đồ xương cá trước đó của các em với phương án mẫu.
Từ việc thu thập ý kiến, đánh giá của các thành viên, các em sẽ học được cách tối ưu cho vấn đề, nhận ra những khuyết điểm và tiếp tục suy nghĩ những phương pháp cải tiến.
>>> Một phương pháp giáo dục khác mà có thể bạn quan tâm Phương pháp Shichida – Khơi dậy tiềm năng của trẻ
Lời kết
Trên đây là giới thiệu của OhStem về phương pháp tư duy design thinking. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được những thông tin thú vị trong phương pháp tư duy cho trẻ này!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam