Các chân tín hiệu digital sẽ có 2 chế độ hoạt động, hoặc là Output dùng để điều khiển các module gắn vào pin này hoặc Input để thu thập tín hiệu. Trong bài này chúng ta thử sử dụng digital pin ở chế độ output để bật tắt còi báo buzzer. Cách thực hiện rất giống như bạn đã làm trong bài blink led ở phần đầu khóa học.
1 x Node Wifi.
1 x Module buzzer.
ESP8266 có các digital pin là 1, 2, 3, 4, 5, 12, 13, 14. Các pin từ 6 đến 11 đã được dùng cho giao tiếp với bộ nhớ flash nên chúng ta không dùng được. Node Wifi được thiết kế bao gồm 3 cổng ra digital theo chuẩn Grove được đánh dấu là digital 0 (dùng pin 14, 12), digital 1 (12, 13) và digital 2 (13, 2).
Chúng ta hãy kết nối module Buzzer với cổng digital 0 và upload đoạn code sau đây:
void setup() { pinMode(14, OUTPUT); } void loop() { digitalWrite(14, HIGH); // bật buzzer bằng cách bật chân tín hiệu delay(1000); // chờ 1 giây digitalWrite(14, LOW); // tắt buzzer bằng cách tắt chân tín hiệu delay(1000); // chờ 1 giây }
Đoạn code tương tự như đoạn code Blink mà bạn đã tìm hiểu. Cổng digital 0 sử dụng 2 pin là 14 và 12 trong đó pin 14 là pin chính. Vì buzzer chỉ sử dụng 1 pin nên sẽ được nối với pin chính là 14, do đó ta bật tắt pin này trong hàm loop() để bật tắt buzzer.
Bạn chọn board và port cho đúng rồi upload code. Bạn sẽ nghe được tiếng còi báo buzzer kêu mỗi giây.
Bạn sẽ tìm hiểu thêm một số module có thể điều khiển bằng pin digital ở chế độ output ở chương tiếp theo.