Mạng lưới vạn vật kết nối Internet (Internet of Things _ IoT) là cụm từ được đề cập rất nhiều trong các chủ đề công nghệ gần đây, và gắn liền với nhiều bước đột phá công nghệ trong cuộc cách mạng số 4.0.
Sự đột phá của mạng lưới vạn vật kết nối Internet sẽ có ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ tới nhiều khía cạnh cuộc sống, công việc cũng như toàn xã hội trong tương lai. IoT đã và đang mang lại nhiều tiềm năng có tính đột phá nhất là trong những ứng dụng thông minh và nền tảng thư viện thông tin thông minh. Với sự trợ giúp của hệ thống IoT, nhiều công việc tay chân của con người dần được thay thế và tự động hóa, từ đó nâng cao sự ổn định trong vận hành hệ thống, hạn chế rủi ro, sai sót trong quá trình sản xuất.
Một trong những ứng dụng quan trọng của IoT là đối với xu hướng phát triển những thư viện số thông minh. Vậy thư viện số này là gì? Và tầm quan trọng của IoT trong các thư viện thông minh như thế nào? Hãy cùng OhStem tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!
>>> Nếu bạn chưa hiểu mạng lưới vạn vật kết nối Internet là gì, bạn có thể tham khảo thêm tại đây.
Mục lục
Xu hướng thư viện thông minh trên thế giới
Rất nhiều quốc gia đang có mục tiêu hướng tới xây dựng thư viện thông minh, trong đó có Việt Nam. Khái niệm “Thư viện thông minh” có rất nhiếu ý nghĩa và quan điểm khác nhau về nó. Tuy nhiên, nền tảng của thư viện thông minh không đâu khác mà chính là mạng lưới vạn vật kết nối Internet IoT và nguồn dữ liệu lớn big data.
Hội nghị thường niên của Online Computer Library Center (OCLC) năm 2017 tại Berlin có nêu lên khái niệm “Smart library” – thư viện thông minh là nơi mà sinh viên và các nhà nghiên cứu có thể phát triển, nghiên cứu cũng như giới thiệu các giải pháp công nghệ thông minh, có thể truy cập vào nguồn dữ liệu đã được thư viện thu thập để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu; thư viện thông minh được trang bị cơ sở hạ tầng thông minh, có khả năng tùy ý thay đổi theo nhu cầu của mỗi cá nhân thông qua các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính; thư viện được lắp đặt kèm với những cảm biến thông minh giúp thu thập dữ liệu, xử lý và trả về lệnh thay đổi phù hợp với dữ liệu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tự động hóa các thao tác phiền phức cho con người, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí lắp đặt, sử dụng dịch vụ.
>>> Các ứng dụng khác của IoT trong đời sống: 8 Ứng dụng của IoT trong đời sống.
4 nền tảng chính của thư viện thông minh là mạng lưới vạn vật kết nối Internet , dữ liệu lớn Big Data, điện toán đám mây và công nghệ Internet di động. Một thư viện thông minh cơ bản bao gồm một hệ thống dữ liệu thông minh, cơ sở vật chất thông minh, hệ thống dịch vụ và quản lý (bao gồm cả phần mềm và con người).
Thông tin và dữ liệu cung cấp cho người dùng luôn luôn sẵn có và tiện dụng cho người dùng có thể truy cập ở bất kỳ đâu. Ngoài ra, khả năng tùy biến cá nhân cũng vô cùng tiện lợi với người dùng. Hệ thống sẽ tự động thu thập và phân tích dữ liệu về thể loại sách hay đọc, xu hướng mới nhất, từ đó đưa ra gợi ý cho người dùng.
Với sự phát triển của rất nhiều thiết bị công nghệ hiện nay, từ những chiếc vòng tay điện tử đến điện thoại thông minh và máy tính. Người dùng thư viện có thể tiện lợi không chỉ trong việc lựa chọn nội dung, mà còn trong điều khiển các điều kiện vật lý như máy điều hòa, ánh sáng, nhiệt độ phòng đọc,… của thư viện.
Trong tương lai, các dịch vụ của thư viện thông minh sẽ được đa dạng hóa và tùy biến nhiều hơn trên ứng dụng di động. Ngoài ra, việc số hóa những không gian vật lý truyền thống như phòng trưng bày, phòng thí nghiệm, khu vực tham quan chung,… sẽ không chỉ giúp tiết kiệm diện tích không gian mà còn tiện lợi hơn cho người dùng truy cập. Bên cạnh đó, các hoạt động mượn/trả tài liệu, thanh toán tự động cũng như hệ thống phân loại bạn đọc cũng cần được số hóa khiến thủ tục trở nên nhanh chóng và chính xác. Hơn thế, các dịch vụ lưu giữ và bảo quản sách, kiểm soát ra vào cũng như dịch vụ máy in đa chức năng là những tiện ích đi kèm đáng được trang bị.
Ứng dụng mạng lưới vạn vật kết nối Internet vào các thư viện thông minh
GIúp tiếp cận các nguồn tài liệu trong và ngoài thư viện
Thông qua ứng dụng di động đơn giản, người dùng chỉ cần một thẻ thư viện ảo trực tuyến để truy cập và sử dụng kho kiến thức, dữ liệu khổng lồ. VIệc tìm kiếm tài liệu cũng đơn giản và tiết kiệm thời gian hơn nhiều lần so với thư viện truyền thống. Nhu cầu của người dùng về một loại sách không có trong thư viện cũng sẽ được lắng nghe nhanh chóng, và giải quyết sau đó. Hơn thế, người dùng còn có thể chia sẻ những cuốn sách hay với bạn bè thông qua môi trường Internet linh hoạt.
Hiệu quả trong quản lý tài liệu
Dữ liệu mượn/ trả sách của khách hàng nay được tích hợp trực tuyến trên mạng lưới vạn vật kết nối Internet của thư viện. Điều này giúp thủ tục mượn/ trả sách diễn ra rất nhanh chóng, người dùng không cần phải đến quầy mượn/ trả sách như trước kia, thậm chí họ còn biết được mình đang nợ thư viện bao nhiêu và chi trả cho đúng hạn. Những cuốn sách cũng được sắp xếp và quản lý chi tiết, những cuốn sách ở sai vị trí sẽ được phát hiện và sắp xếp lại nhờ vào các cảm biến trong mạng lưới vạn vật kết nối Internet .
Cung cấp tham quan trực tuyến thư viện
Các thiết bị IoT được đặt trong thư viện sẽ cung cấp cái nhìn toàn cảnh ở đó đến khách hàng thông qua ứng dụng thư viện thông minh. Từ đó, cung cấp thông tin về các khu vực trong thư viện, các dãy sách hay thậm trí vị trí cuốn sách cần mượn hiện đang nằm trên kệ nào. Ngoài ra, hệ thống IoT còn có thể cung cấp tài liệu số điện tử nếu như bản vật lý của sách đã có người mượn.
Cung cấp các dịch vụ nền hữu ích
Các thiết bị IoT sẽ thu thập thông tin về loại sách, thời lượng đọc cũng như tần suất đọc hằng ngày, hằng tuần từ đó đem đến những đầu sách, đề mục thú vị nhất. Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu dành nhiều thời gian nghiên cứu trong lĩnh vực y học và giành nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu cần thiết cho công việc của mình, thư viện thông minh IoT sẽ nhận được dữ liệu về nội dung sách ông hay tìm kiếm, độ dài ngắn cũng như tính học thuật cao hay thấp, từ đó khuyến nghị đầu sách phù hợp cho ông trên ứng dụng điện thoại của mình.
Cung cấp đầu sách theo vị trí địa lý người đọc và tình trạng của thư viện
Hệ thống mạng lưới vạn vật kết nối Internet trong thư viện có thể truy cập vào dữ liệu vị trí được cung cấp trên chiếc điện thoại thông minh của khách hàng, từ đó cung cấp những chuyên mục đặc thù, phù hợp với văn hóa, địa lý nơi đó. Giả dụ như bạn đang ở TP. HCM, các đầu sách khuyến khích xuất hiện sẽ thường bàn về vấn đề uống cà phê sáng của người Sài Gòn, nhưng khi bạn ra Hà Nội, các đầu sách sẽ thay đổi linh hoạt và hướng tới thói quen trà đá vỉa hè nơi đây.
Ngoài ra, nhằm tiện lợi cho các đọc giả có nhu cầu trực tiếp đến thư viện. Hệ thống IoT thông minh sẽ cung cấp tình trạng sử dụng của các phòng đọc, máy in, máy tính tra cứu. Điều này giúp người dùng thuận tiện trong quyết định có nên tới thư viện hay không do hết máy tính hoặc phòng đọc quá đông giờ cao điểm.
Quản lý tự động các thiết bị trong thư viện
Hệ thống cảm biến kết hợp với mạng lưới vạn vật kết nối Internet sẽ giúp thư viện được vận hành một cách hoàn toàn tự động. Những thiết bị sẽ được bật tắt phù hợp khi có người dùng và khi nhu cầu của họ kết thúc. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí vận hành cho thư viện, mà còn giúp người đọc cảm thấy thoải mái hơn vì những thao tác dư thừa như bật tắt đèn sẽ được tự động vận hành. Hơn thế, việc các máy in hết mực, hay những bóng đèn, cảm biến có vấn đề cũng sẽ được báo lại với nhân viên thư viện, để từ đó có biện pháp giải quyết nhanh chóng, tránh làm phiền trải nghiệm của khách hàng.
Tương lai của Mạng lưới vạn vật kết nối Internet trong các thư viện thông minh
Văn hóa đọc luôn là thứ thu hút mọi người, cùng với sự phát triển của công nghệ, các thư viện phục vụ cũng cần phải được “công nghệ hóa” để bắt kịp xu thế thời đại và mang lại nhiều tiện lợi cho con người.
Bên cạnh nhiều lợi ích mà mạng lưới vạn vật kết nối Internet đem lại cho các mô hình thư viện truyền thống, tính bảo mật tác phẩm cũng như thông tin người dùng nên được chú trọng hàng đầu trước khi chúng ta cân nhắc phát triển những tính năng khác. Việc số hóa những tài liệu và thông tin là rất cần thiết, song rủi ro đi kèm là không thể xem thường và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cá nhân , tổ chức.
Ngoài ra, chi phí đầu tư hệ thống mạng lưới vạn vật kết nối Internet cho các thư viện cũng là một bài toán khó cần giải. Cần có kế hoạch cân đối hợp lý và triển khai hiệu quả để tối ưu được hệ thống cũng như nguồn tiền vào thư viện thông minh.
Trên hết, hệ thống thư viện thông minh nên xoay quanh trải nghiệm người dùng. Các dịch vụ và tiện ích cung cấp dựa trên hệ thống IoT cần được thống nhất rõ ràng với khách hàng về các điều khoản và quyền riêng tư, cũng như bảo mật dữ liệu. Điều này giúp tạo niềm tin cho khách hàng và mang đến những phản hồi tích cực cho thư viện thông minh.
Bên cạnh các dịch vụ liên quan đến sách và in ấn, thư viện thông minh cũng nên mở rộng thêm các dịch vụ của mình. TIềm năng của mỗi thư viện là khác nhau, phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như văn hóa xung quanh. Việc cung cấp thêm các dịch vụ đồ lưu niệm, tranh ảnh, hiện vật liên quan sẽ rất được khách hàng hoan nghênh và sử dụng. Có vậy, hệ thống IoT mới phát huy hết được khả năng và khiến môi trường thư viện vận hành ngày một hiệu quả hơn.
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm: Hệ thống nhúng và IoT là gì và tiềm năng của IoT Việt Nam.
Kết luận
Trong kỷ nguyên bùng nổ công nghệ, môi trường đọc sách – cụ thể là những thư viện truyền thống có thể chuyển đổi mình và trở nên thông minh hơn trong quá trình phục vụ bạn đọc. Hy vọng bài viết trên cung cấp được cho bạn cái nhìn mới mẻ về thư viện thông minh – một xu hướng phát triển trong tương lai gần sắp tới!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam