Internet of things đang trở thành một trong những ngành nghề phổ biến nhất hiện nay và được ứng dụng trong rất nhiều trường học. Nhằm phục vụ cho việc giảng dạy của các thầy cô, OhStem đã sưu tầm được một số tài liệu Internet of things về Adafruit IO khá là chi tiết. Nếu mọi người thấy hay và bổ ích, hãy chia sẻ tài liệu để cho mọi người cùng biết với nhé!

IoT là gì?

Trước khi tìm hiểu về tài liệu Internet of things, các thầy cô hãy cùng OhStem tìm hiểu và làm rõ hơn về khái niệm IoT là gì nhé! Một cách tổng quát, IoT liên quan đến sự tương tác của một số đối tượng (vật, hay còn gọi là thiết bị IoT) với nhau và với thế giới bên ngoài thông qua các mạng lưới Internet. Mục tiêu chính của IoT là làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, thoải mái hơn.

>>> Tham khảo thêm về Internet of things là gì? Lợi ích và thực trạng ở Việt Nam.

Adafruit IO là gì?

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Để thiết bị có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu trong thế giới kết nối vạn vật, chúng ta cần dùng đến điện toán đám mây – nơi sẽ lưu trữ dữ liệu của các thiết bị. Thông thường, chúng ta hay gọi đây là các máy chủ Server.

Có rất nhiều server được sử dụng trong Internet of things, hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm quen với server Adafruit IO – một server khá phổ biến và được đánh giá là có giao diện khá thân thiện với người dùng. 

Cách tạo tài khoản trên Adafruit IO

Bước 1: Vào trang Web chính tại địa chỉ https://io.adafruit.com/ 

Giao diện sẽ hiện ra, bạn hãy nhấn vào nút Sign In để đăng nhập hoặc đăng ký vào hệ thống.

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Bước 2: Vì chúng ta chưa có tài khoản, nên khi giao diện mới hiện ra, chúng ta sẽ chọn tiếp Sign Up để đăng ký. Nếu bạn đã có tài khoản, bạn chỉ cần nhập thông tin tài khoản của mình và nhấn Sign In.

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Bước 3: Cung cấp thông tin cá nhân (FIRST NAME – tên, LAST NAME – họ), Email,

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Tên đăng nhập và Mật khẩu. Đặc biệt riêng với tên đăng nhập, bạn không được sử dụng những kí tự đặc biệt. Cuối cùng, chúng ta nhấn vào nút CREATE ACCOUNT để tạo tài khoản. Sau tài khoản được tạo thành công, hệ thống sẽ tự động đăng nhập. Ở lần làm việc tiếp theo, bạn hoàn toàn có thể đăng nhập vào hệ thống với chức năng Sign In như đã hướng dẫn.

Cách tạo dữ liệu (Feed)

Để có thể lưu dữ liệu trên Server, chúng ta phải phân loại nó vào các mục riêng, hay còn gọi là kênh dữ liệu (feed). Thông thường, mỗi đối tượng trong hệ thống sẽ có 1 kênh dữ liệu của riêng nó.

Ví dụ: Để lưu trạng thái của một bóng đèn, chúng ta cần một kênh dữ liệu, tên là

YOLO LED. Sau khi đăng nhập vào hệ thống thành công, chúng ta phải tạo kênh dữ liệu này: 

Bước 1: Mở danh sách kênh dữ liệu bằng cách nhấn vào Feeds.

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Tiếp theo, chọn vào View all để xem tất cả các kênh dữ liệu đang có trong tài khoản. Khi mới đăng ký, tài khoản của chúng ta chưa có kênh dữ liệu nào cả. Bạn có thể nhấn vào nút New Feed để tạo ra 1 kênh dữ liệu mới.

Bước 2: Thêm các thông tin cần thiết cho kênh dữ liệu. Thông tin quan trọng nhất bạn cần quan tâm là trường Name của kênh dữ liệu. Bạn nên đặt tên cho nó đi kèm với 1 tiền tố riêng, để khi nhìn vào, ta có thể dễ dàng biết được kênh dữ liệu này được thiết kế cho dự án nào.

Tài liệu Internet of Things
Tài liệu Internet of Things

Chia sẻ dữ liệu ở dạng Public

Kênh dữ liệu (Feed) khi mới tạo sẽ được mặc định ở chế độ private, chỉ có tài khoản đã đăng nhập mới có quyền truy cập và gửi dữ liệu lên nó. Nhằm đơn giản hóa việc lập trình từ các thiết bị IoT gửi lên Feed, chúng ta sẽ cấu hình chúng sang Public. Để làm được việc này, chúng ta cần truy xuất trực tiếp vào Feed, bằng cách nhấn chuột vào tên Feed. Bạn có thể tìm thấy kênh của mình bằng nhiều cách:

• Theo quy trình hiện tại, bạn có thể nhấn trực tiếp vào tên kênh

• Trong trường hợp bạn vào lại tài khoản của mình, bạn chỉ cần chọn Feeds

Chúng ta hãy để ý mục Privacy nằm ở khung bên phải, hiện tại nó đang ở chế độ private. Bạn hãy nhấn vào biểu tượng “Cài đặt”. Trong cài đặt, chúng ta chọn Public ở phần Visibility và cuối cùng, nhấn vào nút Save để hoàn tất việc chỉnh kênh ở chế độ chia sẻ.

Bây giờ, thông tin ở mục Privacy đã thay đổi thành Anyone can see it at this link. Bạn có thể chia sẻ kênh dữ liệu của mình với người khác, bằng cách gửi đường liên kết này. Tuy nhiên, việc này chỉ cần thiết khi bạn muốn kiểm tra kênh dữ liệu có giao tiếp được ngay lập tức hay không. Nó cũng không thực sự là tính năng hữu ích trong các ứng dụng mà chúng ta sắp sửa thực hiện. Thông thường, người dùng đều có nhu cầu che giấu kênh của mình để bảo vệ dữ liệu cho hệ thống. Mục đích của chúng ta khi chỉnh kênh thành Public chỉ để đơn giản hóa việc lập trình trong tương lai.

Tài liệu Internet of things: Yolo:Bit kết nối vạn vật

Trên đây là một số bước đơn giản để bắt đầu lập trình với Adafruit IO. Nếu muốn xem trọn bộ tài liệu Internet of things, bạn có thể tham khảo ngay tài liệu Yolo:Bit kết nối vạn vật do OhStem tự tay biên soạn. 

Yolo:Bit kết nối vạn vật là bộ tài liệu PDF về Internet of things được đánh giá là khá chi tiết và đầy đủ. Yolo:Bit kết nối vạn vật có 15 chương bao gồm các bài học từ cơ bản đến nâng cao. Đặc điểm chính của bộ tài liệu này là thầy cô sẽ được hướng dẫn lập trình với Adafruit IO, tìm hiểu sự liên kết giữa ngôi nhà thông minh, bộ tưới cây thông minh với IoT qua bộ đồ chơi Home:Bit và Plant:Bit. Hướng dẫn đầy đủ, chi tiết, hình ảnh minh hoạ chân thực, bộ tài liệu này chắc chắn sẽ trở thành trợ thủ đắc lực để làm phong phú thêm các bài giảng về chủ đề IoT. 

Để xem tài liệu, bạn hãy tham gia Group FB tại: https://www.facebook.com/groups/dayvahocsteam và truy cập vào mục hướng dẫn (Internet of Things) để xem nhé!

Ngoài ra, chúng tôi còn có trọn bộ slide bài giảng dành cho giáo viên, nếu thầy cô nào muốn tham khảo bộ tài liệu Yolo:Bit kết nối vạn vật và trọn bộ slide bài giảng, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tài liệu và được tư vấn thêm nhé!

>> Đây là bộ tài liệu hoàn toàn miễn phí, thế nhưng thầy cô cần trang bị cho mình giáo cụ phù hợp để các bài giảng trong sách mang lại hiệu quả tốt nhất. Các giáo cụ nên có bao gồm:

Lời kết

Trên đây là một số thông tin và tài liệu Internet of things mà admin sưu tầm được. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy like và chia sẻ nó để cộng đồng cùng được biết. Đây sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục làm ra những bài biết khác hữu ích hơn cho mọi người. 

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed