Triển khai STEM Education không phải là điều quá phức tạp, tuy nhiên, việc triển khai như thế nào để đạt hiệu quả cao vẫn là một thách thức lớn đối với các giáo viên và trường học. Trên thực tế, nền tảng giáo dục STEM không độc lập, riêng biệt với nhau mà chúng kết hợp lại, để phát triển bộ kỹ năng của thế kỷ 21 cho học sinh.

Dưới đây, hãy cùng OhStem tìm hiểu qua 5 bước để triển khai STEM Education hiệu quả nhé!

Hiểu về STEM Education và tầm quan trọng của chúng

Tại sao chúng ta cần triển khai STEM Education? Ý tưởng ban đầu cho việc thực hiện chương trình giáo dục này có thể do giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, học sinh hoặc thậm chí là cộng đồng doanh nghiệp đưa ra; chứ không nhất thiết phải là từ chính quyền cấp trên đẩy xuống.

Các chương trình STEM Education tập trung vào thực hành, ứng dụng các kiến thức kỹ thuật, công nghệ, toán học, khoa học vào các lĩnh vực trong đời sống như chế tạo nhà thông minh), tự động hóa sản xuất (xây dựng các loại robot),…. Khi cần thiết, giáo viên có thể chuẩn bị các loại máy in 3D để học sinh tự thiết kế và xây dựng mô hình mình thích, bên cạnh các loại mô hình từ bìa Carton thông thường.

Lớp học STEM Education với nhà thông minh Home:Bit, nguồn: thầy Trang Minh Thiên
Lớp học STEM Education với nhà thông minh Home:Bit, nguồn: thầy Trang Minh Thiên

Điều quan trọng trong STEM Education là đưa kiến thức vào trong đời sống thực tế, để học sinh có cơ hội ứng dụng những gì mình biết vào hỗ trợ cuộc sống con người, từ đó nhớ được kiến thức được học lâu hơn và hiểu được ý nghĩa của chúng.

Xác định lý do cần triển khai STEM Education của trường bạn

Với sự phổ biến của giáo dục STEM ngày nay, nhiều trường học, giáo viên có mong muốn nhanh chóng trển khai STEM Education cho trường học của mình. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch và định hướng rõ ràng thì việc triển khai sẽ nhanh chóng thất bại.

Do đó, chìa khóa để triển khai một chương trình STEM Education thành công là cần phải cân nhắc lộ trình và mục tiêu rõ ràng.

Một số cách để bắt đầu cho bạn ở bước này là hãy đặt ra các câu hỏi, ví dụ như:

  • Kiến thức học sinh cần học là gì?
  • Học sinh thích thú, quan tâm tới các chủ đề STEM nào?
  • Kiến thức, kỹ năng hiện tại của học sinh như thế nào, có phù hợp với chương trình STEM Education sắp triển khai không?
Xác định lý do cần triển khai STEM Education của trường bạn

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn rõ hơn trong quá trình xây dựng lộ trình STEM Education cho học sinh một cách đúng hướng và hiệu quả hơn.

Và điều quan trọng cần nhớ, bạn không nên triển khai chương trình nào vì chúng là xu hướng. Bạn cần phải đào sâu hơn về thực trạng của học sinh để có thể chọn được chủ đề triển khai phù hợp.

Một gợi ý khác cho bạn đó là quan sát xem các trường học khác đang triển khai STEM Education như thế nào, với chủ đề gì để tham khảo. Đây sẽ là một nguồn ý tưởng khá phù hợp để bạn cân nhắc.

Tích hợp STEM Education vào chương trình hiện tại

Ngoài việc tìm kiếm ý tưởng dạy học STEM từ trường khác hoặc các yếu tố bên ngoài, bạn cũng có thể làm việc nội bộ với các giáo viên liên quan, để tìm cách tích hợp STEM vào những nội dung đã có.

Các chương trình STEM Education hiệu quả nhất là những chương trình tích hợp STEM vào nội dung giảng dạy đang có, theo hướng tích hợp kiến thức, thay vì dạy các kỹ năng và kiến thức, khái niệm một cách cô lập nhau.

Việc tích hợp STEM Education theo hướng này sẽ giúp tạo ra một bối cảnh học tập phù hợp, không có sự thay đổi đột ngột và giúp học sinh nhớ kiến thức lâu hơn, đào sâu được kiến thức tốt hơn.

>> Xem thêm: 20+ sách & giáo trình STEM miễn phí cho bạn

Nên dạy học STEM Education càng sớm càng tốt

Nhiều người mới triển khai thì thường có câu hỏi, khi nào thì nên đưa STEM Education vào triển khai cho học sinh?

Kinh nghiệm cho thấy, các chương trình STEM Education có thể áp dụng vào tại mọi lứa tuổi của học sinh, từ mẫu giáo, cấp 1 cho đến cấp 3 hoặc hơn. Có rất nhiều chủ đề STEM từ đơn giản và phức tạp để bạn lựa chọn, sao cho phù hợp với cấp học bạn đang triển khai.

Nên dạy học STEM Education càng sớm càng tốt

Với các bé nhỏ tuổi, việc triển khai chương trình STEM Education vẫn phù hợp. Thông thường, các bé nhỏ tuổi rất hào hứng với khám phá cái mới, luôn tò mò và sẵn sàng chấp nhận khả năng thất bại khi thiết kế sản phẩm trong buổi học STEM Education. Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích khi các em học tập làm dự án trong STEM Education.

Thiết kế STEM Education với ngân sách phù hợp

Vì tất cả các chủ đề trong STEM Education đều liên quan đến công nghệ, theo cách này hay cách khác, ở số ít hay số nhiều, do đó, điều quan trọng cuối cùng là bạn cần phải lựa chọn công nghệ phù hợp với chương trình và với cả ngân sách của bạn.

Bạn có thể chọn nhiều công nghệ khác nhau, từ lập trình robot, chế tạo mạch điện, xây dựng các dự án khoa học công nghệ,… Nếu đủ điều kiện, bạn có thể cho học sinh tiếp cận và trải nghiệm với nhiều chủ đề khác nhau để các em phát triển được nhiều kỹ năng và kiến thức.

Chúng tôi đề xuất cho bạn một số công cụ và tài liệu để triển khai STEM Education cho học sinh:

  • Lắp ráp và lập trình robot: Robot Rover và bộ tài liệu tại đây
  • Dự án khoa học: Bộ kit AIoT và tài liệu tại đây
  • Thiết kế mạch điện: Bộ kit Phys:Bit và tài liệu tại đây

Lời kết

Trên đây, hy vọng bạn đã hiểu hơn về cách triển khai STEM Education và chọn cho mình chủ đề phù hợp. Hy vọng bạn đã có nền tảng cơ bản đầu tiên để triển khai giảng dạy STEM cho học sinh của mình.

Nếu bạn cần hỗ trợ thêm, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed