Bạn là giáo viên và đang muốn tìm cách xây dựng một bài học STEM cho học sinh của mình, nhưng còn nhiều băn khoăn và chưa biết tổ chức như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, biết đâu sẽ có những gợi ý bổ ích giúp ích cho bạn.
Mục lục
STEM là gì?
Thay vì phải học 4 môn riêng biệt hay học về một vấn đề dưới một góc nhìn, với bài học STEM, các em học sinh chỉ cần học một môn duy nhất có tích hợp nhiều kiến thức với nhau, cho phép các cem làm quen với việc nhìn nhận, phân tích vấn đề dưới nhiều góc nhìn khác nhau, trong nhiều bối cảnh khác.
Qua đó, các em có thể học cách giải quyết vấn đề tốt hơn, tự đưa ra nhiều lựa chọn, giải pháp khác nhau và chọn phương pháp phù hợp nhất cho vấn đề.
Vậy, làm thế nào để thiết kế được một bài học STEM hiệu quả? Cùng xem 7 gợi ý bên dưới nhé!
>> Xem thêm: Giáo án STEM mẫu tất cả các môn MIỄN PHÍ
7 yếu tố của một bài học STEM hiệu quả
Tích hợp yếu tố liên môn
Bài học STEM hiệu quả cần có các yếu tố tích hợp các kiến thức liên quan như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Sự tích hợp này giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức với nhau và cách chúng liên hệ với thực tế, từ đó các em biết được ý nghĩa của kiến thức mình học là gì, cách vận dụng nó vào trong thực tế.
Giải quyết vấn đề thực tế
Bài học STEM nên có liên quan đến các kiến thức trong thực tế xung quanh, hoặc liên hệ tới địa phương các em sinh sống, các vấn đề mà các em có thể gặp phải hàng ngày. Điều này giúp cho các em hiểu sâu hơn về lý thuyết mình được học, biết cách ứng dụng chúng vào giải quyết vấn đề để vận dụng.
Bài học STEM mô phỏng theo quy trình thiết kế kỹ thuật
Khi viết giáo án STEM, giáo viên nên tuân theo quy trình thiết kế kỹ thuật EDP, trong đó gồm các hoạt động cho học sinh như yêu cầu thiết kế, sản xuất sản phẩm, thử nghiệm, kiểm tra và sửa sai, hoàn thiện sản phẩm,… Một bài học STEM theo quy trình chặt chẽ này sẽ giúp các em có thể nảy ra nhiều ý tưởng mới trong lúc học tập, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trong suốt buổi học, giáo viên có thể đóng vai trò là người bên cạnh hỗ trợ, động viên và giải đáp thắc mắc cho các em khi cần. Trong một bài học STEM, quy trình “thử nghiệm – sửa sai” được thực hiện xoay vòng liên tục.
>> Bài viết liên quan: Tại sao trẻ nên học tập suốt đời – Bạn đã biết lý do chưa?
Làm việc nhóm
Một bài học STEM hiệu quả nên có yếu tố hoạt động theo nhóm, để các em phát triển kỹ năng mềm liên quan như kỹ năng giao tiếp, hợp tác, lãnh đạo hoặc tư duy phản biện,… Đây là những kỹ năng rất quan trọng cho các em, không chỉ với trong giai đoạn các em đang ngồi trên ghế nhà trường, mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai sau này.
Thông thường thì giáo viên có thể tổ chức bài học STEM dưới dạng các dự án, và các em cần phải làm việc chung với nhau theo từng dự án để đạt được mục tiêu đặt ra.
Một bài học STEM sẽ có nhiều đáp án
Đây là điểm khác biệt lớn giữa bài học STEM và những bài học khác – chỉ có 1 câu trả lời đúng. Các dự án STEM trong khóa học có thể mang tính mở, và các em có thể đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau để giải quyết vấn đề, mà không chỉ là 1 đáp án.
Bên cạnh đó, trong suốt quá trình “điều chỉnh-thử nghiệm” của các em học sinh cũng sẽ có khác nhau, cho dù là các thí nghiệm khoa học giống nhau thì vẫn có thể dẫn đến những kết quả khác nhau. Qua đó, khi kết thúc bài học STEM, các em có thể đồng tình hoặc bác bỏ một quan điểm kiến thức nào đó dựa trên thực tiễn mình thu được.
Bài học STEM sẽ giúp các em tiếp cận vấn đề theo hướng khác nhau, từ đó đưa ra được nhiều giải pháp khác nhau. Bài học STEM chú trọng vào quá trình chứ không phải kết quả, và quan trọng là các em học được kiến thức, kỹ năng gì sau buổi học đó.
Bài học STEM mang tính hướng nghiệp
Các bài học STEM sẽ tạo cơ hội cho học sinh giải quyết các vấn đề mang tính hướng nghiệp, từ đó phần nào giúp các em định hình được những công việc trong tương lai, gợi ý tốt hơn cho các em trong việc chọn nghề nghiệp sau này cho mình.
Thông qua các hoạt động trong giáo án STEM mà giáo viên đã chuẩn bị, học sinh sẽ hiểu được yêu cầu của các nghề nghiệp khác nhau. Việc hiểu rõ về STEM so với năng lực, sở trường của bản thân có thể hình thành thái độ đối với nghề nghiệp tương lai.
Tập trung phát triển sự sáng tạo cho học sinh
Trong các bài học STEM, giáo viên sẽ không đưa ra ràng buộc quá nhiều về cách các em giải quyết vấn đề, chẳng hạn như các em bắt buộc phải làm như thế này, chỉ làm theo một phương pháp này mới tính là đúng.
Dĩ nhiên, đôi khi sẽ có một số ràng buộc liên quan về vật liệu cần dùng để tạo ra sản phẩm nếu có, hoặc giới hạn về tính ứng dụng của sản phẩm sau khi tạo ra. Nhưng đây chỉ là yếu tố để kích thích sự sáng tạo vô hạn của mỗi học sinh, làm tăng khả năng thích ứng và kỹ năng giải quyết vấn đề cho cacsc bạn học sinh mà thôi.
Khi viết giáo án STEM, bạn có thể tham khảo những ý tưởng trên đây, và ứng dụng nó sao cho phù hợp, để mang lại một bài học STEM hiệu quả nhất cho học sinh nhé!
Lời kết
Trên đây là 7 yếu tố gợi ý để có thể xây dựng được một bài học STEM hiệu quả, hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn cần hỗ trợ trong việc xây dựng bài học STEM, hoặc tổ chức những ngày hội STEM, chương trình STEM cho học sinh, đừng ngần ngại liên hệ OhStem để được hỗ trợ nhé!
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam