Phong trào dạy học STEM hiện nay đang phát triển mạnh mẽ, và việc trở thành giáo viên STEM – dù là chủ động hay bị động, thì sớm hay muộn cũng đến với bạn.

Vậy, làm sao để trở thành giáo viên STEM và thiết kế được các bài giảng STEM đầy thú vị và thu hút? Hãy cùng xem qua gợi ý 6 lưu ý cho giáo viên STEM bên dưới cùng OhStem nhé!

Tích hợp 4 lĩnh vực trong STEM thành 1

Các môn học STEM sẽ không được giảng dạy một cách độc lập như trước. Là một giáo viên STEM, bạn cần biết cách tích hợp công nghệ, khoa học, kỹ thuật và toán học vào trong chủ đề dạy học của bạn. Điều này sẽ giúp các em liên kết kiến thức tốt hơn, giúp các em có những buổi học ý nghĩa hơn.

Bên cạnh đó, các buổi dạy học STEM sẽ giúp học sinh có thể áp dụng những gì mà mình đã học được vào thực hành, đổi mới để giải quyết vấn đề.

Giáo viên STEM sẽ là người ở bên cạnh hướng dẫn, gợi ý và học sinh sẽ phải tự tư duy để giải quyết vấn đề của mình. Đây cũng là phương châm chính của các buổi học STEM – Tập trung vào học sinh. Các em sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng tư duy, lý luận cũng như sự sáng tạo để hoạt động và phát triển.

Giáo viên STEM chuẩn bị quy trình thiết kế kỹ thuật EDP

Quy trình thiết kế kỹ thuật là một trong những khái niệm không xa lạ với các giáo viên STEM. Nếu bạn là người mới tiếp cận với lĩnh vực này, bạn cần phải làm quen với các bước trong quy trình EDP.

Trong STEM, kiến thức Toán học, khoa học và công nghệ sẽ được tích hợp với nhau để giải quyết vấn đề, thông qua quy trình thiết kế kỹ thuật EDP.

Tips cho giáo viên STEM - Quy trình EDP thiết kế kỹ thuật
Tips cho giáo viên STEM – Quy trình EDP thiết kế kỹ thuật

Có thể nói, EDP sẽ giúp học sinh có thể suy nghĩ một cách logic và biết cách giải quyết vấn đề tốt hơn. Các em sẽ cùng nhau hoạt động nhóm để lên ý tưởng, xây dựng giải pháp, tạo ra nguyên mẫu rồi cùng nhau kiểm tra, đánh giá và thiết kế lại sản phẩm, sao cho có hiệu quả tối ưu nhất.

Xây dựng văn hóa làm việc nhóm cho học sinh

Điều này chưa bao giờ là dễ, tuy nhiên, chúng là điều rất quan trọng khi bạn muốn bài giảng STEM của mình trở nên hiệu quả.

Giáo viên STEM cần phải chia học sinh theo nhóm, và cố gắng giúp các em phối hợp với nhau sao cho hiệu quả để đạt được yêu cầu đặt ra.

Khi làm việc nhóm, các em không chỉ phát triển kỹ năng cộng tác, giao tiếp, mà còn có cơ hội phát triển tư duy phản biện và kỹ năng lãnh đạo một cách hiệu quả từ sớm. Do đó, vai trò của giáo viên STEM rất quan trọng.

>> Tìm hiểu thêm: Ứng dụng của STEM tin học trong giảng dạy THCS

Tập trung vào vấn đề trong thế giới thực tế

Các giáo viên STEM thường sẽ đưa ra những vấn đề thiết thực, liên quan đến đời sống xung quanh để các em giải quyết.

Chúng có thể là các vấn đề liên quan đến kinh tế, sức khỏe, xã hội, môi trường hoặc những vấn đề hot hiện nay liên quan đến toàn cầu. Học sinh có thể tìm kiếm và đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề này, mang lại cuộc sống tốt hơn cho con người.

Giáo viên STEM tập trung vào vấn đề thực tế
Giáo viên STEM tập trung vào vấn đề thực tế

Xây dựng giáo trình STEM chi tiết từ trước

Là một giáo viên STEM, việc xây dựng giáo trình trước đó là điều quan trọng. Nếu bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực này, bạn có thể liên hệ OhStem để được hỗ trợ (thông tin liên lạc cuối bài viết)

OhStem cung cấp đầy đủ các giáo trình liên quan đến lập trình Robot, lập trình khoa học máy tính và thực hiện những dự án cho đời sống như nhà thông minh, thùng rác tự động mở nắp khi có người,…

Nếu bạn là một giáo viên STEM đủ kinh nghiệm và muốn tự xây dựng, thiết kế giáo trình STEM cho mình, điều này chúng tôi hoàn toàn khuyến khích. Tuy nhiên, bạn cũng nên tham khảo một số gợi ý sau để thiết kế một giáo trình STEM chuẩn chỉnh nhé:

  • Trình bày vấn đề mở trong thực tế và có tính hấp dẫn, thu hút học sinh
  • Có gợi ý một số giải pháp khả thi cho vấn đề, trong trường hợp học sinh chưa đưa ra được giải pháp khả thi
  • Tích hợp các kiến thức liên quan phù hợp với trình độ lớp học hiện tại của học sinh
  • Giáo viên STEM cần cho học sinh hoạt động theo nhóm để giải quyết vấn đề
  • Sử dụng quy trình thiết kế kỹ thuật để giải quyết vấn đề
  • Có tích hợp các yếu tố công nghệ trong giáo trình STEM của mình
  • Giảng dạy, thực hành lấy học sinh làm trung tâm
  • Giáo viên STEM cần yêu cầu học sinh tự thiết kế, tạo ra một mô hình hoặc nguyên mẫu, sản phẩm để minh họa ý tưởng và làm giải pháp
  • Giáo viên STEM cần cung cấp thời gian đủ để các em kiểm tra giải pháp, sản phẩm của mình và chỉnh sửa lại nếu cần
  • Không bận tâm quá nhiều về việc học sinh thất bại trong quá trình tạo ra sản phẩm, vì đây là một bước tích cực giúp các em học tập và sửa sai trong tương lai

Giáo viên STEM lấy học sinh làm trung tâm

Và điều quan trọng cuối cùng, các giáo viên STEM sẽ luôn lấy học sinh làm trung tâm của buổi học.

Buổi học sẽ tập trung vào các hoạt động của học sinh – Các em cùng nhau thực hành, hợp tác và đưa ra các ý tưởng, giải pháp. Giáo viên chỉ đưa ra vấn đề rồi làm người hướng dẫn, gợi ý cho các em, chứ không phải là giáo viên dạy – học sinh ghi chép lại như khi học tập truyền thống.

Lời kết

Hy vọng qua 6 mẹo trên, bạn đã tự tin để trở thành giáo viên STEM và thiết kế những giáo trình STEM lý tưởng cho mình. Việc tiếp cận ban đầu có thể sẽ đầy khó khăn và nhiều thử thách, nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ thấy những nỗ lực của bạn sẽ mang lại nhiều giá trị đích thực cho học sinh.

Bạn cần hỗ trợ về dạy học STEM? Đừng ngần ngại liên hệ OhStem Education nhé!

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed