Top 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non là một trong những nét văn hóa được truyền lại qua bao đời nay. Nó mang đậm nét truyền thống và những giá trị tinh thần. Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa giúp các bé nhà bạn hoạt động nhiều hơn, vừa giúp lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay OhStem Education sẽ giới thiệu top 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vừa vui vừa bổ ích để bạn có thể cùng chơi với các con nhé! 

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Oẳn tù tì (kéo – búa – lá)

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đã không còn quá xa lạ với nhiều thế hệ
Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non đã không còn quá xa lạ với nhiều thế hệ

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này có thể chơi từ 2 người chơi trở lên. Những người chơi sẽ đứng thành một vòng tròn, vừa nắm tay lại vừa hát:

“Oẳn tù tì

Ra cái gì?

Ra cái này!”

Khi kết thúc câu hát, tất cả người chơi sẽ cùng xòe tay theo các hình: chìa ngón trỏ và ngón giữa ra là kéo, nắm tay là búa và xòe cả bàn tay là lá. Dựa vào quy tắc búa nện được kéo, kéo cắt được lá mà lá bao được búa để tìm ra được người thắng cuộc sau cùng.

>> Quý phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm bài viết: 5 trò chơi vận động giúp con bạn phát triển toàn diện

2. Trò chơi cho trẻ mầm non: Chi chi chành chành

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non Chi chi chành chành rất đơn giản và được nhiều bé ưa thích

Trong trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này, cần tối thiểu 3 người chơi trở lên. Đầu tiên, hãy chọn một người đứng xòe bàn tay ra thông qua oẳn tù tì. Những người còn lại đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay của người xòe, sau đó người xòe sẽ đọc thật nhanh bài đồng dao:

“Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa đứt cương

Ba vương ngũ đế

Ba đế đóng đinh

Chấp chế đi tìm

Ù à ù ập”

Ngay khi đọc đến chữ “ập”, người xòe tay nắm lại thật nhanh và bất ngờ. Những người chơi phải cố gắng rút tay ra thật nhanh, nếu ai rút ra không kịp và bị người xòe tay nắm trúng thì người đó phải thế vào chỗ của người xòe cho các bạn khác chơi. Đây là một trò chơi kích thích sự phản xạ nhanh của trẻ.

3. Trò chơi: Bịt mắt bắt dê

Nhờ trò chơi này mà bé rèn luyện được thính giác nhạy bén và óc phán đoán.

Để bắt đầu trò chơi dân gian cho trẻ mầm non bịt mắt bắt dê, đầu tiên phải cho bé chơi trò “tay trắng tay đen” trước để loại ra 2 người. 2 em bị loại sẽ chơi oẳn tù tì với nhau, người nào thắng sẽ làm dê và người thua sẽ bị bịt mắt để đi tìm dê.

Những bé còn lại sẽ đứng thành một vòng tròn và liên tục vỗ tay, reo hò để làm phân tâm người bắt dê. Còn em làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” để nhử người bắt và tìm cách né khi sắp bị bắt trong phạm vi vòng tròn. Trò chơi sẽ tiếp tục cho tới khi nào người bị bịt mắt bắt được dê và tiếp tục chơi lượt tiếp theo. Nhờ trò chơi này mà bé rèn luyện được thính giác nhạy bén và óc phán đoán.

>> Đồ chơi sáng tạo cho trẻ mầm non: Bộ bút vẽ 3D độc đáo

4. Trò chơi dân gian: Đếm sao

Tất cả các bé mầm non sẽ ngồi lại thành một vòng tròn, sẽ có một người đứng ngoài vòng và đi phía sau lưng của mọi người. Người đó sẽ bắt đầu từ một người bất kỳ, vừa đi vừa hát:

“Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Tôi đố anh chị nào

Một hơi đếm hết

Từ một ông sao sáng

Đến 10 ông sáng sao.”

Mỗi từ sẽ đập vào vai của một người cho đến từ sao cuối cùng trúng vào người nào thì người ấy phải đọc một hơi không nghỉ bài đồng dao: “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng…cho đến 10 ông sáng sao. Nếu bé bị hết hơi hay đọc sai thì sẽ bị xử thua và bị phạt.

5. Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non: Rồng rắn lên mây

Một bé làm “ông chủ” và các bé còn lại xếp thành 1 hàng

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này được chơi như sau, người quản trò sẽ phân cho 1 trẻ đóng vai “ông chủ” và ngồi một chỗ. Những bé còn lại nối đuôi nhau thành một hàng dài và đi vòng vèo trong sân vừa vừa đọc:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”

Sau khi đọc hết câu “Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?” thì bé đứng đầu dẫn hàng dừng lại trước mặt “ông chủ” để đợi “ông chủ” trả lời “có hoặc không”. Nếu “ông chủ” trả lời “không” và đưa ra 1 lý do nào đó thì hàng “rồng rắn” sẽ đi tiếp và vẫn vừa đi vừa đọc bài đồng dao trên. Nếu “ông chủ” trả lời là “có” thì cả nhóm sẽ cùng trả lời những câu hỏi xin của “ông chủ”:

Ông chủ: Cho xin khúc đầu?

Cả nhóm: Những xương cùng xẩu

Ông chủ: Cho xin khúc giữa?

Cả nhóm: Chả có gì ngon

Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?

Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.

Trò chơi dân gian cho trẻ mầm non vô cùng vui nhộn

Sau câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ chạy đi đuổi bắt cho được “khúc đuôi” (người cuối cùng). Người đứng đầu nhóm sẽ giang hai tay ra để che chở và ngăn không cho “ông chủ” bắt các bé phía sau. Nếu bé làm “ông chủ” bắt được “khúc đuôi” thì em bé đó thắng và sau đó sẽ đổi vai lại và bắt đầu lại từ đầu.

>> Ngoài ra, còn rất nhiều trò chơi dân gian thú vị và bổ ích khác mà bạn có thể tham khảo như: Top 7 trò chơi dân gian mầm non cho bé

Lời kết

Trên đây là top 5 trò chơi dân gian cho trẻ mầm non mà các ba mẹ nên biết, ngoài ra còn rất nhiều trò chơi dân gian khác nữa. Những trò chơi này là một trong những hình thức tổ chức vui chơi khá hữu ích. Cho bé chơi những trò chơi dân gian tập thể này vừa giúp các con rèn luyện được thể lực, sức bật, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng trong khi chơi. Ngoài ra, còn giúp bé tăng kỹ năng ứng biến, tư duy, tinh mắt và một số kỹ năng quan trọng khác. Ba mẹ hãy dành ra một ít thời gian rảnh của mình để cùng với các con tham gia những trò chơi dân gian cho trẻ mầm non này nhé!

Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed