Giáo dục STEM là một phương pháp dạy học được nhiều giáo viên quan tâm hiện nay. Dưới đây là 5 yếu tố của bài soạn STEM Tiểu học lý tưởng để các giáo viên tham khảo, từ đó thiết kế được bài học phù hợp nhất với lớp học của mình nhé! Đây sẽ là bài viết quan trọng mà bạn không nên bỏ lỡ khi muốn dạy học STEM.
Mục lục
Bài soạn STEM Tiểu học tập trung vào thực hành
Yếu tố đầu tiên của một bài giảng STEM lý tưởng đó là giúp học sinh tập trung vào thực hành nhiều hơn, sáng tạo và vận động thay vì chăm chăm vào ghi nhớ lý thuyết.
Các hoạt động thực hành đó có thể là thiết kế, xây dựng sản phẩm, nhập vai vào một trò chơi hoặc bất kỳ hoạt động nào dựa trên khám phá và sáng tạo.
Lưu ý rằng, để có được hiệu quả tốt nhất, các hoạt động thực hành này nên dựa trên những kịch bản hoặc các vấn đề liên quan đến thực tế xung quanh học sinh, để tạo sự liên kết với thế giới thực và khiến các em cảm thấy gần gũi hơn.
Điểm thú vị của các bài soạn STEM Tiểu học tập trung vào thực hành là chúng sẽ giúp học sinh chăm chú học tập và nghiên cứu hơn, so với việc chỉ ghi nhớ lý thuyết và thuyết trình, trả lời câu hỏi bị động từ thầy cô.
Bài giảng STEM tập trung giải quyết vấn đề trong cuộc sống hằng ngày
Các bài soạn STEM Tiểu học tốt đều sẽ cho phép học sinh có thể nghiên cứu và đề xuất, thiết kế giải pháp liên quan đến các vấn đề xã hội, kinh tế hoặc trong cuộc sống hàng ngày xung quanh, miễn sao chúng có liên quan tới kiến thức bài học của các em.
Việc thiết kế các bài giảng STEM cho cấp 1 này sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi như: “Tại sao con phải học kiến thức này?”, “Liệu rằng kiến thức này có hữu ích gì trong cuộc sống của con?”
Một thực tế là các học sinh có xu hướng nghiên cứu và học hỏi nhiều hơn khi các em được trao quyền tự tìm hiểu và nghiên cứu kiến thức cho mình.
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách xây dựng CLB STEM cho học sinh A – Z
Tích hợp kiến thức liên môn
Nếu bạn đã tìm hiểu qua khái niệm STEM là gì, thì bạn đã biết rằng, STEM về bản chất là sự liên môn các kiến thức với nhau.
Với một bài soạn STEM Tiểu học lý tưởng, chúng ta cần phải tích hợp các kiến thức vào nhau một cách hợp lý và có chiến lược, giúp tạo động lực học tập cho các em dựa trên những vấn đề thực tế xung quanh.
Bài soạn STEM Tiểu học sử dụng quy trình thiết kế kỹ thuật
Với các thầy cô đã tìm hiểu về STEM lâu rồi, chắc hẳn đã quen với quy trình thiết kế kỹ thuật EDP. Quy trình này cũng được hướng dẫn chi tiết trong Công văn 3089 về dạy học STEM.
Có thể nói, quy trình thiết kế kỹ thuật sẽ cung cấp cho học sinh Tiểu học cách suy nghĩ một cách có logic, để từ đó giải quyết vấn đề hoặc đưa ra các thiết kế liên quan.
Quy trình này trong các bài soạn STEM Tiểu học được tóm gọn từ các bước:
- Học sinh xác định vấn đề
- Học sinh tiến hành nghiên cứu kiến thức nền, thảo luận và đưa ra nhiều ý tưởng
- Chọn lựa một giải pháp khả thi, phù hợp nhất
- Phát triển và xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp của mình
- Thử nghiệm, đánh giá và thiết kế, hoàn thiện giải pháp
Quy trình thiết kế kỹ thuật này nghe qua sẽ khá giống với quy trình nghiên cứu của các nhà khoa học, với nhiều bước khá tương tự nhau.
Tuy nhiên, trọng tâm của quy trình này trong bài giảng STEM Tiểu học và giúp học sinh có thể thử nghiệm các ý tưởng của mình, tiếp cận nhiều hướng khác nhau trong cùng 1 vấn đề để tìm ra giải pháp mình muốn. Các em sẽ cùng nhau thất bại, cùng nhau phạm sai lầm và học hỏi từ chúng – sau đó thử lại cho đến khi tìm được giải pháp tốt nhất.
>> Tìm hiểu thêm: 10+ bộ giáo án STEM mẫu cho các môn
Bài soạn STEM Tiểu học cho học sinh làm theo nhóm
Và cuối cùng, một yếu tố cực kỳ quan trọng của bài giảng STEM là cho phép học sinh làm việc theo nhóm, để từ đó phát triển những kỹ năng liên quan như giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng hợp tác và giao tiếp.
Đây đều là những kỹ năng cốt lõi và tuyệt vời mà một bài soạn STEM Tiểu học lý tưởng phải tập trung vào. Trong thời đại 4.0 hiện nay, việc trang bị các kiến thức khoa học và yêu cầu các em nhớ, hiểu về chúng là không đủ, mà thêm nữa, các em phải phát triển được những kỹ năng mềm liên quan cho bản thân mình.
Một bài soạn STEM Tiểu học tốt sẽ giúp học sinh có thể thấy được tất cả các kiến thức mình học đều có sự liên quan với nhau, và chúng sẽ giúp học sinh phát triển được những kỹ năng mềm cần thiết, từ đó ứng dụng vào giải quyết vaassn đề trong thực tế.
Lời kết
Trên đây là 5 yếu tố cốt lõi của một bài soạn STEM Tiểu học chất lượng tốt. Hy vọng bài viết đã mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn.
Nếu bạn còn đang băn khoăn không biết triển khai dạy học STEM và thiết kế bài giảng STEM từ đâu, đừng ngần ngại liên lạc OhStem để được hỗ trợ nhé! Chúng tôi hiện đã và đang cung cấp các giải pháp về STEM cho rất nhiều trường và địa phương trên toàn Việt Nam.
Để tìm hiểu thêm về các đồ chơi, giáo cụ STEAM cho bé, vui lòng liên hệ OhStem qua:
- Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt
- Hotline: 08.6666.8168
- Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem
OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam