[Word – FREE] 20+ mẫu giáo án STEM các môn từ mầm non đến cấp 3 MIỄN PHÍ

Dưới đây là tổng hợp 20+ bộ giáo án STEM mà OhStem sưu tầm được, xin chia sẻ lại với quý thầy cô. Hy vọng các tài liệu dưới đây sẽ giúp ích được cho quý thầy cô khi ứng dụng STEM vào giảng dạy.

Giáo án STEM là gì?

Khác với giáo án bình thường, giáo án STEM được xây dựng theo hướng tập trung vào trải nghiệm học tập của học sinh là chính. Các em sẽ nắm được những kiến thức, kỹ năng trong 4 bộ môn chính của STEM là Khoa học (Science), công nghệ (Technology), kỹ thuật (Engineering) và toán học (Maths).

Trong các buổi dạy học STEM, học sinh là người tự tìm hiểu kiến thức và tìm cách ứng dụng kiến thức của mình vào giải quyết vấn đề, bài toán đặt ra. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Và trên hết, học sinh sẽ được làm quen với cách ứng dụng kiến thức mình đã học vào thực tế – chứ không phải chỉ học đơn thuần về lý thuyết như các môn học bình thường khác.

Để dễ dàng hơn cho giáo viên, OhStem giới thiệu đến bạn giáo án STEM mẫu theo từng cấp học:

Giáo án STEM mầm non

Với độ tuổi mầm non, bạn nên tập trung vào các trò chơi và khám phá hơn, vì các bé độ tuổi này rất tò mò và rất thích khám phá mọi thứ xung quanh.

Bạn có thể tham khảo một số dự án STEM mà OhStem đã tổng hợp, phù hợp với độ tuổi mầm non tại đường link sau nhé:

>> Dành cho bạn: Tài liệu dạy học STEM cho mầm non và đầu cấp 1 miễn phí!

Giáo án STEM Tiểu học

Với độ tuổi Tiểu học, Trung học, chúng ta sẽ lồng ghép kiến thức khoa học vào các dự án thực hành, để các em có thể vừa học vừa chơi, đảm bảo có thể tiếp thu kiến thức một cách thú vị nhất.

Cùng tham khảo một số ý tưởng về giáo án STEM Tiểu học, Trung học qua đường link sau:

Giáo án STEM THCS

Giáo án STEM về âm thanh

GIÁO ÁN VỀ ÂM THANH – Lớp 7

Đây là một giáo án thiên về hướng nghệ thuật (Art) trong khái niệm STEAM. Liệu rằng học sinh có thể tự sáng tạo ra một nhạc cụ cho mình, và chơi đùa với nó không?

Cùng tìm hiểu về chủ đề bài giảng STEM khá thú vị này nhé!

Giáo án STEM bộ dụng cụ hình học cho người khiếm thị

BỘ DỤNG CỤ HÌNH HỌC CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ – Toán lớp 8

Đây là một bộ giáo án STEM nhằm mục đích hướng tới đưa ra giải pháp để giúp đỡ cho những người khiếm thị. Học sinh sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về các hình lăng trụ đứng, hình chóp trong môn Toán.

Giáo án STEM hệ thống báo động khi mở cửa

HỆ THỐNG BÁO ĐỘNG KHI MỞ CỬA – Lớp 7

Đây là một ý tưởng dạy học phù hợp cho học sinh lớp 7, giúp các em hiểu về cách thiết kế một ngôi nhà cho đến việc tự chế tạo một hệ thống bảo mật cho ngôi nhà thông minh, hiện đại của mình

Giáo án STEM THPT

Giáo án STEM về robot theo Tin học 10

LẬP TRÌNH ROBOTICS – CHUYÊN ĐỀ TIN HỌC 10 THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI

Làm quen với các thành phần cấu thành của robot và lắp ráp, lập trình robot di chuyển cơ bản. Cuối giáo án STEM này sẽ có các nội dung mở rộng như tích hợp trí tuệ AI vào robot, Internet vạn vật vào robot

NHÀ THÔNG MINH – GIÁO ÁN STEM MÔN CÔNG NGHỆ 10

Giáo án nhà thông minh với nhiều chủ đề công nghệ cho học sinh tìm hiểu: nhà tự bật đèn khi trời tối, hệ thống khóa cửa bằng mật mã, tự báo động khi phát hiện người lạ / kẻ trộm lảng vảng xung quanh nhà,…

Kèm giáo án và giáo cụ chi tiết cho giáo viên tham khảo.

Giáo án STEM gậy cho người khiếm thị

GẬY THÔNG MINH CHO NGƯỜI KHIẾM THỊ – Lớp 10

Tương tự như chủ đề 5, đây là một giáo án STEM hướng tới đối tượng là những người thiếu may mắn trong cuộc sống. Học sinh sẽ nghiên cứu và chế tạo một chiếc gậy thông minh để giúp đỡ người khiếm thị khi họ di chuyển

Giáo án STEM hệ thống hỗ trợ quang hợp

HỆ THỐNG HỖ TRỢ QUANG HỢP – Lớp 11

Giáo án STEM phù hợp với các đối tượng học sinh lớp 11. Các em sẽ nghiên cứu về quang hợp và các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình này, từ đó thiết kế ra một hệ thống khoa học nhằm cung cấp đủ lượng khí CO2 cũng như ánh sáng cho cây

Giáo án STEM trồng cây thủy canh

TRỒNG CÂY VỚI DUNG DỊCH THỦY CANH – Lớp 11

Đây là một bộ giáo án STEM kết hợp kiến thức môn Hóa 11, Sinh 10, Vật lí 10 và Công nghệ 10. Chủ đề này rất gần gũi với học sinh, giúp xây dựng lòng yêu thiên nhiên và tinh thần bảo vệ môi trường cho các em từ khi còn trên ghế nhà trường.

Giáo án STEM về đèn ngủ tiết kiệm điện

GIÁO ÁN STEM VỀ ĐÈN NGỦ TIẾT KIỆM ĐIỆN – Công nghệ 12

Trong bộ giáo án STEM này, hãy cùng nhau tìm hiểu và thiết kế một chiếc đèn ngủ có thể tiết kiệm điện tối đa, ví dụ như thay bóng đèn sợi đốt thông thường bằng đèn LED, bổ sung các cổng USB sạc điện thoại tiện lợi cho người dùng.

Để thực hiện được giáo án này trên lớp, học sinh cần hiểu về khái niệm:

  • Mạch chỉnh lưu (Công nghệ lớp 12).
  • Thiết kế mạch điện đơn giản (Công nghệ 12).
  • Thực hành mạch điện 1 chiều (Công nghệ lớp 12).
  • Lắp mạch nguồn chỉnh lưu (Công nghệ lớp 12).
Giáo án STEM về làm sữa chua

BÀI GIẢNG STEM VỀ LÀM SỮA CHUA – Lớp 10

Đây có lẽ là bộ giáo án STEM khá quen thuộc với các thầy cô giáo. Việc hướng dẫn học sinh tự làm sữa chua rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp các em hiểu thêm về quá trình lên men cũng như rèn luyện sự khéo léo.

Giáo án STEM theo từng môn học

Môn Tin học

Với môn Tin học – một môn học thiên về công nghệ khá nhiều, giáo viên sẽ có khá nhiều chủ đề phù hợp để viết giáo án STEM. Chỉ cần lồng ghép lập trình vào một chủ đề kiến thức khoa học đời sống gần gũi với học sinh, chúng ta đã có thể dạy những buổi học thú vị.

Ví dụ, với bài học về lập trình Scratch, giáo viên có thể cho các em tự chế tạo một sản phẩm công nghệ có yếu tố lập trình, chẳng hạn như một chậu cây có thể tự động tưới nước dựa trên độ ẩm đất. Điều này giúp đặt học sinh vào bối cảnh cụ thể, gắn việc học với cuộc sống xung quanh. Ngoài ra, học sinh cũng học được về nhiều kiến thức khác nhau:

  • Khoa học: Các hệ thống tưới tiêu tự động hoạt động như thế nào, gồm các thành phần gì,…
  • Công nghệ: Cách sử dụng các thiết bị công nghệ, dùng lập trình để điểu khiển hệ thống theo ý muốn
  • Kỹ thuật: Tự tìm nguyên liệu, lên ý tưởng và thiết kế mô hình chậu cây, hệ thống máy bơm nước,…
  • Toán học: Tính toán độ ẩm đất phù hợp, khi nào thì cần tưới nước, khi nào thì không,…

Môn Vật Lý – Tập trung vào thực hành

Với giáo án STEM môn Vật Lý, bạn nên sử dụng nhiều thí nghiệm hoặc hoạt động thực hành, mô phỏng thực tế, để học sinh dễ dàng tiếp cận với các kiến thức mới hơn.

Ví dụ, với mạch điện tử, bạn có thể cho học sinh tự làm những mạch điện đơn giản, dựa trên những bộ kit được thiết kế riêng cho học tập, đảm bảo tính an toàn cho học sinh.

OhStem có tổ chức một buổi tập huấn online miễn phí về chủ đề “Thực hành mạch điện tử trong dạy học STEM” cho giáo viên Vật Lý, nếu bạn đang muốn tìm cách dạy học STEM trong môn học này thì có thể tham khảo nhé:

Tập huấn STEM về mạch điện tử trong dạy học STEM

>> Xem ngay

Tiếng Anh – Học tập dựa trên dự án

Với các môn mang tính nhân văn như môn Tiếng Anh, việc tổ chức học tập dựa trên dự án – giúp học sinh có thể tìm hiểu về một chủ đề cụ thể thông qua việc tự thực hành giải quyết một vấn đề mở nào đó thuờng hay bị thầy cô bỏ qua.

Thay vào đó, nhiều giáo viên cho học sinh làm các bài tập như tiểu luận hoặc bài đọc, chia động từ.

Tuy nhiên, đây không phải là cách tiếp cận với giáo dục STEAM đúng cách. Việc xây dựng các dự án học tập tiếng Anh theo từng chủ đề có thể giúp các em dễ tiếp thu kiến thức hơn. Để tìm hiểu kỹ hơn, bạn vui lòng xem tại đây.

Lịch sử – Tiếp xúc với các công nghệ mới nổi

Hãy đưa lịch sử ra khỏi các trang sách giáo khoa đầy hàn lâm và khó hiểu nào! Các ứng dụng Lịch sử vào giáo án STEAM là gì? Bạn hãy thử ứng dụng các công nghệ mới nổi như tai nghe VR hoặc công nghệ 3D để học sinh được phiêu lưu ngay lập tức vào thế giới lịch sử đầy các khám phá diệu kỳ.

Giáo án STEM - cách dạy học STEM cho môn lịch sử
Giáo án STEM – cách dạy học STEM cho môn lịch sử

Nếu bạn không đủ ngân sách để ứng dụng các công nghệ này, bạn có thể chọn các nền tảng như máy chiếu, cho các em tham quan các hình ảnh, video về các trận chiến mô phỏng hoặc các di tích lịch sử.

Hãy đưa học sinh quay ngược thời gian, trở lại vơi thời hoàng kim của lịch sử, của những công trình vĩ đại trước khi chúng đổ nát. Ắt hẳn chúng sẽ thú vị hơn việc đọc sách rất nhiều đấy!

Khoa học – Thiết kế kỹ thuật

Hãy nâng cấp các dự án khoa học của học sinh bằng những quy trình hiện đại hơn, giúp các em thỏa sức sáng tạo và nâng cao kỹ năng thực hành, thiết kế của mình. Ở đây, chúng tôi gợi ý bạn tham khảo một số giáo cụ STEAM như robot lập trình xBot.

xBot là một robot lập trình, được thiết kế tương thích với LEGO và nhiều bộ phận mở rộng khác, cho các em có thể thỏa sức lắp ráp và thiết kế hình dạng robot kỹ thuật mà mình thích

Các em sẽ đưa ra ý tưởng của riêng mình, đưa ra nhiều cách lắp ráp khác nhau, sửa lỗi sai và rút kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp đúng đắn

Nếu bạn chưa muốn đầu tư cho một mô hình robot như xBot hoặc các bộ kit khoa học sáng tạo IoT như xBuild, thì bạn có thể tham khảo hướng dẫn các em tự thiết kế những mô hình STEM làm từ các nguyên liệu tái chế – đơn giản, dễ làm và không tốn chi phí!

Địa Lý – Ứng dụng trong thế giới thực

Bạn đừng quên, mục đích chính của giáo dục STEAM là gì? Đó là khuyến khích học sinh đưa ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề trong thế giới thực tế. Với môn Địa lý, các vấn đề như toàn cầu hoá và biến đổi khí hậu đang được quan tâm hàng đầu

Giáo viên có thể đưa ra những dự án để truyền cảm hứng, thúc đẩy học sinh đối mặt với những thách thức của thế giới

Ví dụ cụ thể, giáo viên có thể dạy học sinh cách ngăn xói mòn đất tại các bờ biển bằng cách xây dựng các tường chắn sóng, và học sinh có thể tính toán năng lượng sóng để xác định nên lựa chọn loại vật liệu nào cho dự án của mình

STEAM là gì? Các ứng dụng giáo dục STEAM vào giảng dạy
STEAM là gì? Các ứng dụng giáo dục STEAM vào giảng dạy

Nếu bạn và học sinh đang ở các thành phố đông đúc, bạn có thể định hướng cho học sinh tham gia vào quy hoạch đô thị, giải quyết các vấn đề của một thành phố, điều hướng giao thông, quan tâm đến môi trường và giải quyết các tình trạng quá tải

Khi học sinh tự tham gia vào các dự án giải quyết những vấn đề này, các em có thể thấy rõ hơn những tác động thực sự của môi trường, và các kiến thức đã học trong các buổi STEAM là gì, và những kết quả tích cực mà chúng ta có thể tạo ra với môi trường

Môn Toán – Đưa ra bối cảnh hấp dẫn

Đối với việc học Toán ở trường hiện tại, đa số chúng ta đều được yêu cầu phải giải hết trang này đến trang khác các bài toán, ghi chép hết công thức này đến công thức khác, mà ít khi được học đến các bối cảnh cần sử dụng chúng, cũng như ảnh hưởng của các phép toán này trong thực tế

Để có thể ứng dụng tốt hơn môn Toán và giáo dục STEAM, bạn có thể xem qua bài viết sau

Đa số các lớp học toán là nơi các em phải vật lộn với các kiến thức trừu tượng, và xa rời thực tế nhất. Tác dụng của STEAM là gì vào lúc này? Đó là biến toán học trở thành một thứ mà học sinh có thể nhìn thấy, chạm vào và trải nghiệm thú vị hơn bao giờ hết

Môn Công Nghệ – Ứng dụng vào thực tế

Với các môn như Công Nghệ, việc xây dựng giáo án STEM sẽ đơn giản hơn rất nhiều, bởi đây là một trong những lĩnh vực trong STEM: Technology (Công Nghệ).

Công Nghệ là một môn khoa học thực nghiệm, sẽ gắn liên với nhiều công nghệ thực tế trong đời sống, như nhà thông minh, áp dụng công nghệ vào hệ thống tưới cây tự động.

Giáo viên có thể cho học sinh tự xây dựng một mô hình nhà thông minh, với những tính năng công nghệ như tự mở cửa khi phát hiện có người, tự bật đèn khi trời tối,… Hiện nay, các linh kiện điện tử để xây dựng những mô hình này không quá đắt đỏ, và chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình kéo thả để thực hiện. Đây là ngôn ngữ lập trình rất đơn giản, phù hợp với học sinh từ 8 tuổi.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch bài giảng về chủ đề nhà thông minh, hoặc bạn cần hướng dẫn cách sử dụng linh kiện điện tử xây dựng mô hình nhà, hãy liên hệ với OhStem để được hỗ trợ nhé!

Các gợi ý quan trọng khi viết giáo án STEM

Ngoài ra, khi cần tự soạn giáo án STEM, thầy cô nên lưu ý một số gợi ý sau để có thể soạn giáo án tốt nhất:

Xây dựng mục tiêu cụ thể

Thầy cô nên xác định rõ mục tiêu cần đạt được sau buổi học, theo nguyên tắc SMART:

  • Specific: Rõ ràng
  • Measurable: Có thể đo lường
  • Achievable: Có thể thực hiện được
  • Realistic: Tính thực tế, phù hợp
  • Time: Thời gian phù hợp trong khung chương trình

Đây được xem như là thước đo để kiểm chứng hiệu quả buổi học sau đó, đồng thời giúp giáo viên có thể chọn được chủ đề dạy học STEM phù hợp.

Ngoài ra, giáo viên không nên chọn các chủ đề chung như “nắm được”, “hiểu được”…. mà nên cụ thể hơn, dựa trên các tiêu chuẩn của giáo dục khoa học.

Xây dựng ý tưởng tổng quan

Các ý tưởng này có thể là các gạch đầu dòng chính hoặc các sơ đồ, nhằm thể hiện rõ các hoạt động chính trong buổi học hoặc những ý tưởng để thu hút sự chú ý và thích thú từ học sinh.

Giáo viên có thể tập trung vào những chủ đề thú vị liên quan tới cuộc sống xung quanh, có độ khó phù hợp với độ tuổi của học sinh để các em có thể tự khám phá, tìm hiểu, đào sâu kiến thức,… Bước này giúp giáo viên có được cái nhìn tổng quan về buổi học STEM sắp tới.

Quản lý thời gian đúng cách

Khi thiết kế bài giảng STEM, giáo viên cần phải có kế hoạch quản lý thời gian chặt chẽ. Chúng ta nên chia một buổi học thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần khoảng 15 phút hoặc ngắn hơn tùy chủ đề. Ví dụ:

  • Khởi động (5 phút): Đưa ra vấn đề thực tế và đặt câu hỏi mở để khai thác ý tưởng từ các em
  • Kiến thức nền (15 phút): Giới thiệu và gợi ý các em tìm hiểu, học tập những kiến thức cần thiết
  • Dự án (20 phút): Cho các em tự ứng dụng các kiến thức nền đã học vào vận dụng, biến ý tưởng của mình thành hiện thực thông qua các sản phẩm, dự án thực tế hoặc các sản phẩm lý luận
  • Củng cố (5 phút): Học sinh tổng kết lại kiến thức đã học

Tập trung vào tương tác cho học sinh

Giáo viên có thể thu hút sự chú ý của học sinh qua nhiều hoạt động tương tác đa dạng khác nhau, ví dụ như sử dụng các slide thuyết trình powerpoint, video, hình ảnh, sơ đồ, mô hình,… có liên quan tới kiến thức cần học.

Một bài học STEM thú vị nên bao gồm cả âm thanh, hình ảnh, hoạt động thực hành, bên cạnh lời nói như trước giờ.

Bên cạnh đó, giáo viên nên tập trung vào tương tác với học sinh trong suốt buổi học. Các hoạt động nhóm để các em thảo luận, phản biện, chia sẻ ý tưởng,… rất quan trọng trong buổi học STEM.

Tổng kết

Trên đây là những bộ giáo án STEM được sưu tầm về nhiều chủ đề khác nhau. Ngoài ra chúng tôi cũng có một kho các tài liệu về thí nghiệm, giáo án STEM khác, có thể cung cấp cho thầy cô nhiều ý tưởng hơn về buổi học STEM của mình. Thầy cô có thể truy cập vào đây để xem nhé

OhStem hiện nay đã và đang cung cấp các loại giáo cụ, đồ chơi STEM, kèm theo sách hướng dẫn và giáo trình đầy đủ để hỗ trợ thầy cô tốt hơn trong quá trình dạy học. Nếu các thầy cô đang tìm cách giảng dạy STEM sao cho phù hợp, vui lòng liên hệ với OhStem qua:

Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt

Hotline: 08.6666.8168

Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem

Tags: Bình chữa cháy mini, Bộ dụng cụ cho người khiếm thị, Bóng cứu hạn, đèn ngủ từ củ, giáo án STEM, Hệ thống báo động khi mở cửa
10 Bình luận

Những bài liên quan

10 Bình luận. Leave new

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed