Một mùa hè sắp đến, và con bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn, và bạn chưa biết cùng con chơi trò gì? Hãy thử trò chơi giáo dục STEM đơn giản: chế tạo tàu lượn siêu tốc bằng giấy này nhé! Nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện cũng rất đơn giản.

Giới thiệu tàu lượn siêu tốc

Bạn đã bao giờ thấy tàu lượn siêu tốc và cách chơi của chúng chưa? Có bao giờ bạn muốn thiết kế một tàu lượn cho riêng mình, với những cung đường cua, độ gập ghềnh tùy theo ý thích? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đồ chơi có thể giúp bạn thực hiện điều đó, nhưng chúng đa số đều có mức giá khá đắt đỏ. Vậy, sao bạn không thử thực hiện trò chơi giáo dục STEM làm tàu lượn siêu tốc đơn giản này, chỉ cần các tấm bìa cứng sặc sở và băng keo, một cây kéo là bạn đã có thể hoàn thành!

Ngoài ra, nếu bạn chưa hiểu về STEM là gì, bạn nên đọc qua bài viết này để hiểu hơn về chúng nhé: STEM là gì? Nhận tài liệu miễn phí cho giáo dục STEM

Nguyên liệu cho trò chơi giáo dục STEM

  • Giấy
  • Bìa cứng
  • Cây kéo
  • Bút chì
  • Thước
  • Băng keo
Chuẩn bị nguyên liệu cho trò chơi STEM tàu lượn siêu tốc

Hướng dẫn thực hiện

Tải mẫu giấy in

Trước khi tiến hành bắt tay vào thực hiện trò chơi giáo dục STEM này, bạn cần phải thiết kế các con đường tàu lượn trước. Bạn có thể tải mẫu giấy in và cắt chúng ra, gấp chúng thành những cung đường có hình dạng tùy thích theo hướng dẫn trong video. Bạn có thể sử dụng thước và bút chì để thực hiện dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến giáo dục STEM, những công cụ và đồ chơi STEM hỗ trợ quá trình học cho các em là không thể thiếu. Ngoài ra, ngày Quốc Tế Thiếu Nhi cũng sắp đến, bạn đã chuẩn bị quà gì cho các em chưa? Hãy tham khảo các đồ chơi STEM sau:

Hướng dẫn làm đường đua

  • Cắt một miếng giấy có chiều rộng khoảng 7,5 cm (tầm 3 inch)
  • Vẽ 2 đường thẳng dọc theo tấm giấy đó, chia đều thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần rộng 2,5 cm
  • Gấp 2 bên của tấm giấy lên một góc 90 độ dọc theo 2 đường đã vẽ
Chuẩn bị nguyên liệu cho trò chơi giáo dục STEM tàu lượn siêu tốc

Hướng dẫn chi tiết để xây dựng hình tròn

  • Cắt một miếng giấy có chiều rộng khoảng 7,5 cm (tầm 3 inch)
  • Vẽ 2 đường thẳng dọc theo tấm giấy đó, chia đều thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần rộng 2,5 cm
  • Cứ một khoảng 2,5 cm thì sẽ đánh dấu bằng một đường thẳng dọc theo tờ giấy
  • Cắt theo đường thẳng đó (Cắt ở 2 bên, không cắt ô ở giữa)
  • Gấp 2 bên của tấm giấy theo một góc 90 độ
  • Gấp thành những cung đường bạn muốn, và bạn có thể ghép nhiều mảnh giấy như thế này để tạo thành một con đường cho tàu lượn siêu tốc. Bước này sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu có 2 người hợp tác với nhau, một người cố định 2 mép của tấm giấy và một người cuộn nó thành những hình dạng tùy thích
Xây dựng các đường đua cong
Trò chơi giáo dục STEM tàu lượn siêu tốc thú vị

>> Có thể bạn sẽ thích: Tổng hợp 10+ thí nghiệm, hoạt động đơn giản trong giáo án STEM (cập nhật 25/5/2021)

Hướng dẫn chi tiết để xây dựng một đường cong

  • Cắt một miếng giấy có chiều rộng khoảng 7,5 cm (tầm 3 inch)
  • Vẽ 2 đường thẳng dọc theo tấm giấy đó, chia đều thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần rộng 2,5 cm
  • Cứ một khoảng 2,5 cm thì sẽ đánh dấu bằng một đường thẳng dọc theo tờ giấy (chỉ đánh dấu 1 bên)
  • Cắt vào trong một khoảng 5 cm (2 inch) từ những vết này.
  • Gấp mặt chưa cắt của tờ giấy với một góc 90 độ để tạo thành một bức tường.
  • Gấp các mặt giấy đã cắt bên kia để tạo thành bức tường bên kia
  • Vì phần dưới của mảnh giấy được cắt thành các đoạn, nên bạn có thể uốn cong nó theo chiều ngang để tạo thành một đường cong mà mình thích. Bạn hãy dùng băng keo cố định chúng lại

Hướng dẫn chi tiết xây dựng một thanh chống cho tàu lượn siêu tốc

  • Cắt một dải giấy rộng 6,25 cm (2,5 inch).
  • Vẽ bốn đường thẳng song song chia nó thành năm dải rộng 1,25 cm (0,5 inch).
  • Cắt vào trong 2,5 cm dọc theo các đường này từ một cạnh.
  • Gấp dọc theo các đường để tạo thành một hình vuông (để hai trong số các đoạn chồng lên nhau) và dùng băng dính để giữ cố định.
  • Gấp các mảnh bạn đã cắt ở phần đuôi ra ngoài, sau đó cố định phần này vào một tấm bìa cứng và dựng đứng chúng lên để tạo thành trụ chống.
Xây dựng thanh chống cho tàu lượn, hoàn thành mô hình giáo dục STEM

Gợi ý trước khi thực hiện trò chơi giáo dục STEM này

  1. Trước khi bắt đầu trò chơi giáo dục STEM này, bạn hãy lên một bảng thiết kế cho tàu lượn siêu tốc của bạn: Chúng gồm những hình dạng nào, cần làm thế nào để thiết kế chúng thành những hình dạng đó? Bạn có thể vẽ thiết kế của bạn lên giấy. Ngoài ra, bạn nên tính ra số lượng bìa cứng và giấy mà mình cần để thực thi vào dự án này. Đồng thời, trong trò chơi giáo dục STEM này, viên bi sẽ được thả từ trên đỉnh đồi xuống, nên bạn hãy có những thiết kế phù hợp nhé!
  2. Hãy sử dụng một tấm bìa cứng để làm nền, sau đó lắp ráp đường đua của bạn theo như thiết kế bạn muốn ban đầu. Hãy cố định các đoạn đường lại với nhau bằng băng keo một cách chắc chắn.
  3. Khi bắt đầu trò chơi giáo dục STEM này, bạn hãy đặt viên bi từ trên đỉnh đường đua và quan sát cách nó chuyển động.
Nghĩ về: Điều gì xảy ra? Viên bi có đi xuyên suốt đường đua không?

4. Nếu viên bi có thể đi từ đầu đến cuối đường đua trong trò chơi giáo dục STEM này, bạn hãy thử lắp ráp và chế tạo ra những đường đua dài hơn để tăng độ khó cho trò chơi.

Nghĩ về: Bạn có thể đi được bao lâu trước khi viên bi dừng lại?

5. Nếu viên bi của bạn không đi được đến đích trong trò chơi STEM này, hãy dừng lại quan sát và tìm hiểu xem lý do vì sao. Có chỗ nào trên đường đi mà viên bi bị mắc kẹt lại không? Viên bi có đủ lực và tốc độ khi thả từ trên cao xuống để đi hết một vòng đường đua trong trò chơi giáo dục STEM này không? Hãy thử thực hiện và thay đổi các thiết kế của bạn trong trò chơi giáo dục STEM này, chẳng hạn như làm các đường cong thoải hơn hoặc làm những ngọn đồi, cung đường dốc hơn và thử lại nhé!

Kiến thức khoa học liên quan trong trò chơi giáo dục STEM tàu lượn siêu tốc

 

Tàu lượn siêu tốc này có thể chuyển động được hoàn toàn là nhờ vào yếu tố Vật Lý! Không giống như các món đồ chơi khác như đồ chơi ô tô, tàu hỏa điện tử phải dùng pin và điện năng, ở đây, tàu lượng siêu tốc này không có động cơ để đẩy chúng di chuyển trên đường đua. Thay vào đó, chúng sử dụng lực thế năng hấp dẫn. Bạn có thể sử dụng kiến thức này để áp dụng vào giáo dục STEM tại trường, hoặc hướng dẫn cho trẻ tại nhà.

Thế năng hấp dẫn là một loại lực được sinh ra khi đặt vật thể ở trên một độ cao nhất định. Năng lượng tiềm năng này được “lưu trữ” do độ cao mà vật thể đang đứng, hoặc so với độ cao của mặt đất. Khi tàu lượn bắt đầu di chuyển xuống đường dốc, lực thế năng hấp dẫn này được chuyển thành động năng (năng lượng chuyển động). Và khi tàu lượn này đi lên dốc, động năng sẽ chuyển dần thành lực thế năng hấp dẫn, đó là lý do tàu lượn đi chậm lại. (Một phần động năng chuyển thành thế năng). Ngoài ra, một phần năng lượng cũng bị chuyển hóa thành nhiệt năng do lực cản của không khí và sự ma sát của đường ray, khiến tàu đi chậm lại. Đây sẽ là kiến thức bạn có thể áp dụng vào giáo dục STEM môn Vật Lý cho học sinh.

Lưu ý khi thực hiện trò chơi giáo dục STEM tàu lượn siêu tốc

Để xây dựng đường đua thành công, bạn nên để ý những yếu tố trên. Con dốc tại điểm xuất phát phải cao hơn tất cả các con dốc hoặc đường hình vòng cung trong mô hình đường đua của bạn. Nếu bạn có bất kỳ một đoạn đường bằng phẳng nào quá dài, tàu lượn của bạn sẽ bị dừng lại do lực ma sát. Vậy nên, bạn cần đảm bảo rằng viên bi cảu bạn có đủ năng lượng dự trữ để đi hết con đường đua của bạn.

Lưu ý rằng, trong vật lý sẽ có những lực thế năng khác, như thế năng đàn hồi (lò xo),… Trong trò chơi giáo dục STEM này, chúng tôi chỉ đề cập đến thế năng hấp dẫn.

Mở rộng cho trò chơi giáo dục STEM tàu lượn siêu tốc

Thay vì sử dụng giấy như trên, bạn có thể thử làm đường đua bằng các vật liệu cách nhiệt khác như xốp. Điều này sẽ giúp cho quá trình thiết kế của bạn trở nên nhanh hơn và dễ dàng hơn và bạn không cần phải cắt, gấp và dán nhiều.

Nếu bạn thích những hoạt động STEM này, bạn có thẻ xem thêm những trò chơi và dụng cụ STEM liên quan sau:

Bạn đã thực hiện thành công dự án trên chưa? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé. Chúng tôi rất hy vọng sẽ nhận được phản hồi từ bạn. Liên hệ OhStem hoặc để lại bình luận phía dưới nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì nhé:

Fanpage: https://www.facebook.com/ohstem.aitt

Hotline: 08.6666.8168

Youtube: https://www.youtube.com/c/ohstem

Tags: Giáo dục STEM, thí nghiệm steam, Thí nghiệm STEM, trò chơi STEM

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed