Ngày nay, nhiều giáo viên đang đối diện với nhiều khó khăn trong triển khai dạy học STEM, vì chưa biết cách triển khai như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Hãy để OhStem hỗ trợ gợi ý cho bạn những lưu ý quan trọng cần lưu ý khi triển khai phương pháp này nhé!

Dạy học STEM là gì?

Có thể bạn đã nghe qua về khái niệm của STEM: là viết tắt của 4 từ khoa học, công nghệ, kỹ thuật và Toán học. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là bạn không nên sử dụng nó đồng nghĩa với các định nghĩa riêng lẻ như “Khoa học”.

Dạy học STEM đề cập đến sự kết hợp giữa 4 yếu tố như trên, và có thể được triển khai dưới quy trình thiết kế kỹ thuật EDP.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các lưu ý trong triển khai giáo dục STEM nhé!

Các lưu ý trong dạy học STEM

Hiểu về nhu cầu của học sinh

Trong những giai đoạn đầu, khi lên kế hoạch dạy học STEM, bạn cần xây dựng các lớp học với không khí tích cực và ham học tập cho học sinh.

Thái độ và cách dạy học của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường học tập của học sinh, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến với sự ham học hỏi của các em.

Ở giai đoạn này, giáo viên nên thăm dò và tìm hiểu các sở thích, ý tưởng của học sinh và hành vi của các em, để chọn chủ đề dạy học STEM sao cho phù hợp.

Buổi dạy học STEM Robotics tại trường THPT FPT do OhStem đồng hành tổ chức
Buổi dạy học STEM Robotics tại trường THPT FPT do OhStem đồng hành tổ chức

Triển khai dạy học theo dự án

Ngay cả đối với các giáo viên có kinh nghiệm, thì mỗi ngày triển khai dạy học STEM vẫn là một thử thách mới. Cách hiệu quả trong phương pháp giáo dục STEM là dạy học theo dự án, nếu bạn chưa hiểu và chưa biết cách triển khai này, hãy tìm hiểu chúng và áp dụng ngay!

Dạy học theo dự án là một trong những lựa chọn lý tưởng để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia học tập với các phương pháp học tập STEM.

Chuẩn bị chương trình dạy học STEM

Khi bắt đầu triển khai dạy học STEM, bạn đang tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận và hỗ trợ các em rất nhiều trong nghề nghiệp của tương lai, cho dù các em có chọn đúng lĩnh vực, chủ đề STEM mà bạn dạy học hay không.

Ví dụ:

  • Các chương trình học STEM Robotics sẽ giúp các em hình dung sơ lược về ngành nghề coder – lập trình viên, nhưng đồng thời cũng giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề, khi các em phải tự mình lập trình robot hoạt động được để thực hiện theo nhiệm vụ bất kỳ
  • Các khóa học về cảm xúc xã hội sẽ giúp các em phát triển được kỹ năng mềm – một kỹ năng rất hữu ích cho tất cả các ngành nghề sau này, bất kể các em chọn làm công việc gì

Hiện nay, các doanh nghiệp 4.0 đều đã xác định rằng kỹ năng mềm là những kỹ năng cực kỳ quan trọng khi tuyển nhân sự, và chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thành công của nhân sự này.

Do đó, ngay bây giờ, hãy triển khai dạy học STEM và trang bị cho học sinh những kỹ năng quan trọng này ngay nhé!

Tuy nhiên, bạn không cần phải cảm thấy đây là một điều khó khăn và phức tạp. Bạn có thể kết hợp nhiều kiến thức, kỹ năng khác nhau vào dự án dạy học STEM của mình trong suốt một học kỳ, hoặc thậm chí là cả năm học cho học sinh.

Trong tuần đầu tiên, bạn có thể chọn những kỹ năng cơ bản, quen thuộc như sự tôn trọng nhau, để tích hợp vào bài giảng và giảng dạy cho học sinh.

Dạy học STEM dạy cho học sinh nhiều kỹ năng mềm khác nhau
Dạy học STEM dạy cho học sinh nhiều kỹ năng mềm khác nhau

Về phần giải thích các nguyên tắc của dạy học STEM, chúng ta sẽ không thể đi chi tiết vào hết các thông tin này, chỉ trong một bài viết. Do đó, bạn vui lòng nghiên cứu thêm kiến thức bằng cách xem STEM là gì,

Những bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và nguyên tắc cơ bản trong dạy học STEM, và đừng quên, quy trình thiết kế kỹ thuật cũng cực kỳ quan trọng nhé!

Bắt đầu với các bài dạy học STEM đơn giản

Ban đầu, bạn có thể giới thiệu những thử thách STEM đơn giản, thú vị để học sinh tiếp cận với quy trình STEM và làm quen với thử thách.

Bạn có thể cho học sinh đọc tài liệu này như một bài tập về nhà, sau khi bạn đã giới thiệu về khái niệm học tập STEM. Bạn có thể xem qua 50+ ý tưởng về dự án STEM tại đây để chọn ra dự án cho mình nhé!

Và lưu ý quan trọng, bạn cần cho học sinh biết rằng, trong học tập STEM, việc không giải quyết được thử thách không phải là điều xấu và thất bại. Đó chỉ là một trong những quá trình bình thường của công việc, điều quan trọng là các em cần nghiên cứu lại thông tin và suy nghĩ lại, đưa ra giải pháp mới để thử lại.

Trong dạy học STEM, giáo viên sẽ không hướng dẫn học sinh cách giải quyết vấn đề trực tiếp mà chỉ ở bên cạnh gợi ý khi cần thiết. Chính học sinh sẽ là người đưa ra giải pháp cho mình và tự thử nghiệm để xem chúng có hiệu quả không.

Buổi dạy học STEM Robotics với robot Rover
Buổi dạy học STEM Robotics với robot Rover

Các nhóm khác nhau có thể có những giải pháp khác nhau, có thể có giải pháp đúng và có thể có giải pháp sai, điều này là bình thường. Đây cũng là một trong những quá trình quan trọng giúp phát triển kỹ năng sáng tạo của các em.

>> Xem thêm: Các ý tưởng STEM giúp bạn thoát ra khỏi khuôn mẫu

Chuẩn bị không gian phù hợp để học sinh làm việc nhóm

Để giải quyết nhiệm vụ mà thầy cô đưa ra trong buổi học tập STEM, các em sẽ làm việc theo nhóm với nhau.

Trong các buổi học trước đây, có thể bạn đã cho học sinh trải nghiệm làm việc nhóm, nhưng có thể hoạt động này không hiệu quả do một số vấn đề. Do đó, trong tuần đầu tiên, hãy yêu cầu học sinh xây dựng một kế hoạch sao cho làm việc nhóm thành công – chẳng hạn như phân công công việc cụ thể cho từng người.

Đây chỉ là bước đầu, bạn có thể dần dần hỗ trợ học sinh phát triển kỹ năng này trong suốt năm học.

Một số mẹo khác để dạy học STEM hiệu quả

  • Treo một sơ đồ về quy trình thiết kế kỹ thuật trong phòng học STEM để các em có thể quan sát mỗi khi thực hiện các dự án STEM. Giáo viên cũng nên nhắc nhở học sinh rằng các em có thể thực hiện lại các bước để dự án được thành công hơn
  • Giới thiệu cho học sinh những công cụ kỹ thuật số liên quan để hỗ trợ các em trong việc hoàn thành dự án, và đảm bảo rằng các em đủ kỹ năng để sử dụng nó, cũng như có hứng thú với công nghệ này
  • Dạy học sinh cách suy nghĩ như những người đang tự giải quyết vấn đề thực sự. Một cách đơn giản là đưa ra một vấn đề và yêu cầu học sinh đề xuất các giải pháp theo hình thức làm việc nhóm. Hãy gợi ý các em đưa ra nhiều giải pháp khả thi nhất có thể, và hãy hoan nghênh những ý tưởng sáng tạo

Kết luận

Bạn nên lưu ý rằng, có thể bạn sẽ mất cả năm học để việc dạy học STEM đạt hiệu quả và có ảnh hưởng tích cực tới học sinh. Khi đó, văn hóa trong lớp học của bạn sẽ thay đổi theo, các học sinh sẽ gắn bó với nhau hơn và bắt đầu học được cách chịu trách nhiệm về sự thành công của nhau, của cả nhóm.

Ngoài ra, không có một quy tắc nào phù hợp với tất cả các lớp học STEM tại mọi nơi, mọi cấp học. Việc thực hiện dạy học STEM theo một khuôn khổ hoặc quy trình cứng nhắc sẽ không mang lại kết quả cao. Điều quan trọng là bạn cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá và điều chỉnh các buổi dạy học STEM của mình để đạt được kết quả tốt nhất!

Hãy linh hoạt, kiên trì và tích cực trong dạy học STEM nhé!

Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc giảng dạy STEM, bạn có thể liên hệ OhStem để được hỗ trợ:

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed