Mô hình giáo dục STEM mới: mô hình 5E và cách triển khai trong giảng dạy

Trong thế giới hiện đại ngày nay, mô hình giáo dục STEM đã dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi một cách hoàn toàn.

Xã hội đang thay đổi nhanh chóng như vũ bão, và nếu bạn muốn con bạn thích ứng kịp với các nền công nghệ trong tương lai, cũng như có môi trường tốt nhất trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, thì việc tiếp cận các mô hình giáo dục STEM là điều cần phải làm ngay bây giờ.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về mô hình giáo dục STEM dưới đây nhé!

>> Xem thêm: STEM là gì? Nhận tài liệu miễn phí cho giáo dục STEM

Khái niệm mô hình giáo dục STEM là gì?

Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng làm rõ khái niệm STEM là gì. Đây là phương pháp giáo dục mới, hướng đến sự kết hợp của 4 lĩnh vực, gồm:

  • Science: Khoa học
  • Technology: Công nghệ
  • Engineering: Kỹ thuật
  • Maths: Toán học

Mô hình giáo dục STEM sẽ giúp trang bị cho học sinh các bộ kỹ năng và kiến thức tổng hợp 4 lĩnh vực trên, để giúp các em đón đầu và tiếp cận được xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 một cách tốt nhất.

Giáo dục STEM sẽ kết hợp các môn học truyền thống khô khan cùng với các bài giảng STEM sinh động, từ đó giúp học sinh chủ động học hỏi và tiếp thu nhanh hơn.

Một trong những chủ đề giáo dục STEM đang được quan tâm và đã được triển khai vào chương trình SGK hiện nay là lập trình Robot.

Mô hình giáo dục STEM là gì?
Mô hình giáo dục STEM là gì?

Yếu tố cốt yếu của mô hình giáo dục STEM là đặt học sinh vào thực tiễn. Qua đó, học sinh tự tìm cách giải quyết vấn đề trong thực tiễn đó. Trong quá trình này, học sinh sẽ tự tìm tòi và học hỏi các kiến thức khoa học, kỹ thuật liên quan (hoặc dưới sự hỗ trợ của giáo viên) để tìm cách giải quyết vấn đề. 

Để hiểu hơn về phương pháp giáo dục này, bạn hãy đọc qua bài viết: Giáo dục STEM là gì? Phương pháp giáo dục STEM tiểu học để hiểu rõ hơn nhé! Đây là bài viết mô tả các kiến thức tổng quan nhất về phương pháp giáo dục hiện đại này, cũng như các ngộ nhận thường gặp về giáo dục STEM.

Lý do mô hình giáo dục STEM được nhiều người áp dụng

Nghe đến “mô hình giáo dục STEM”, nhiều người sẽ nghĩ đây là thứ rất “đao to búa lớn”. Chỉ những nhà khoa học, tiến sĩ mới dùng mô hình này. Nhưng, các bạn đã sai.

Thực ra, STEM chỉ là cách dạy học sinh ứng dụng kiến thức vào cuộc sống mà thôi. Để học sinh biết rằng những kiến thức đó không phải chỉ là sáo rỗng, không giúp ích gì. Nói ngắn gọn, đây là quá trình “thực tế hóa” các kiến thức đã học trên trường.

Khi STEM được áp dụng vào giáo dục, học sinh sẽ có thể tự lập hơn trong việc học hỏi. Các em sẽ phải tư duy, suy nghĩ hướng giải quyết vấn đề dựa trên kiến thức đã học.

Các em có thể sáng tạo ra nhiều phương pháp giải quyết vấn đề khác nhau, miễn sao các em có thể hành động và giải quyết được vấn đề thông qua việc ứng dụng kiến thức đã học, chứ không phải là “máy móc” học và hiểu hết kiến thức, nhưng không biết kiến thức đó có tác dụng gì, có thể ứng dụng vào những gì trong thực tế….

Ngoài ra, khi thảo luận với những bạn khác, các em sẽ có cơ hội tăng kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Giáo dục STEM chú trọng vào đào tạo phát triển toàn diện cho học sinh.

Học sinh làm quen với STEM

Sau những buổi học thực tế như vậy, trẻ sẽ được củng cố kiến thức một cách tốt hơn. Thay vì học thuộc, nay các em đã được tự trải nghiệm các bài học một cách sinh động. 

>> Xem thêm: Cách dạy học với mô hình 5E trong STEM

Giới thiệu về mô hình 5E trong giáo dục STEM

Một trong những mô hình được nhiều giáo viên hiện nay đang áp dụng theo đó chính là mô hình 5E. Đây là mô hình được sáng tạo và thiết kế ra bởi các chuyên gia người Mỹ.

Mô hình này tập trung vào giúp học sinh tìm hiểu kiến thức từ quá trình trải nghiệm thực tế. 5E là viết tắt của 5 cụm từ bắt đầu bằng chữ E trong tiếng Anh:

  • Engage: Gắn kết
  • Explore: Khảo sát
  • Explain: Giải thích
  • Elaborate: Áp dụng cụ thể
  • Evaluate: Đánh giá
Mô hình giáo dục STEM

Lúc ban đầu, mô hình 5E chỉ tập trung vào yếu tố gắn kết các bài học lại với nhau. Tuy nhiên, sau này mô hình này đã được nhiều người áp dụng và phát triển.

Đến nay, mô hình 5E đã được áp dụng cả với những môn học như Khoa học, Toán,…

Qua đó, bạn có thể thấy 5E là mô hình rất hiệu quả trong giáo dục. Học sinh sẽ có cơ hội diễn giải suy nghĩ, tìm tòi học hỏi kiến thức tốt hơn. 

Mô hình giáo dục 5E được xây dựng và phát triển giữa trên thuyết kiến tạo nhận thức (có tên tiếng Anh là cognitive constructivism) hoặc những trải nghiệm mà các em đã biết trước đó.

Tiêu chí chính khi triển khai mô hình 5E trong STEM

  • Giáo viên sử dụng 5E trong mô hình giáo dục STEM để xâu chuỗi các bài học và hoạt động, nhằm mang lại buổi học hiệu quả nhất cho học sinh. Qua quá trình này, chúng ta cần tạo cơ hội để cá nhân hóa việc học cho từng học sinh
  • Trong mỗi giai đoạn của mô hình 5E, giáo viên cần thu thập cẩn thận các thông tin về hiểu biết của học sinh về một hiện tượng hoặc giải pháp cho vấn đề cụ thể nào đó
  • Việc triển khai mô hình 5E cho giáo dục STEM sẽ phù hợp cho thời lượng từ 2 – 3 tuần, mỗi giai đoạn sẽ là cơ sở cho một hoặc nhiều bài học
  • Các hoạt động trong 5E được thiết kế nhằm tích hợp các kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học vào thực tế, giúp học sinh phát triển các ý tưởng cốt lõi về kỹ thuật.

Để hiểu hơn về mô hình giáo dục STEM này, OhStem xin chia sẻ đến bạn một số thông tin như sau:

Đặc điểm của mô hình 5E

Engagement (Gắn kết)

Học sinh sẽ được tạo điều kiện tối đa để gắn kết những kiến thức đã học. Trong suốt bài học, giáo viên sẽ tạo cơ hội để học sinh nói lên trải nghiệm, kiến thức học sinh đã có. Qua đó, giáo viên sẽ biết được lỗ trống kiến thức của các em ở đâu. Từ đó, giáo viên sẽ bổ sung kiến thức còn thiếu cho các em, tạo sự liên kết giữa kiến thức cũ và kiến thức mới một cách phù hợp, logic. Điều này sẽ giúp học sinh ham học hỏi, dễ tiếp thu kiến thức hơn.

Exploration (Khảo sát)

Trong giai đoạn này, học sinh sẽ được tự khám phá, trải nghiệm. Giáo viên chỉ là người cung cấp kiến thức nền tảng, sau đó học sinh sẽ tự tìm tòi, thực hành để biết thêm nhiều kiến thức hơn. Đương nhiên, những công cụ, vật liệu hỗ trợ cho các em phải được chuẩn bị sẵn. Trẻ có thể thực hành các thí nghiệm, các buổi quan sát,… thực tế.

Giáo viên hỗ trợ học sinh

Explanation (Giải thích)

Đây là lúc giáo viên tiến hành giải đáp những thắc mắc của học sinh. Trong suốt buổi thực hành, học sinh sẽ không tránh khỏi gặp phải những vấn đề khó hiểu. Đây là lúc giáo viên đứng ra hướng dẫn, để các em tránh khỏi tâm lý chán nản. 

Ngoài ra, giáo viên có thể có thể cung cấp cho trẻ những khái niệm mới, định nghĩa mới để trẻ tìm được sự gắn kết với những kiến thức cũ. Giáo viên nên động viên các em chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thu được từ giai đoạn trước. Đây sẽ là yếu tố chính giúp mô hình 5E trở nên hiệu quả.

Elaborate (Áp dụng cụ thể)

Đây là giai đoạn cốt yếu của mô hình 5E. Lúc này, học sinh sẽ được hướng dẫn cách dùng kiến thức để áp dụng vào thực tiễn. Giáo viên chỉ là người hỗ trợ, người hướng dẫn. Điều quan trọng là học sinh phải tìm được cách tự tư duy, tự áp dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế. 

Sau giai đoạn này, trẻ sẽ được củng cố kiến thức cũ và học thêm được kiến thức mới.

Evaluate (Đánh giá)

Trong suốt quá trình học, giáo viên có thể đánh giá học sinh bằng câu hỏi nhanh, bài kiểm tra. Ngoài ra, biểu hiện của học sinh trong giờ thực hành cũng thể hiện tài năng của các em. Quan trọng là giáo viên phải linh hoạt trong việc đánh giá học sinh. Sau khi đánh giá xong, giáo viên sẽ có cơ sở để điều chỉnh bài giảng phù hợp. Các bài giảng phải dễ hiểu, để học sinh có thể theo kịp dễ dàng.

Lợi ích của mô hình 5E

Đây là công cụ hữu ích cho cả giáo viên lẫn học sinh trong quá trình dạy và học. Các kiến thức được lồng ghép lại một cách có logic, dễ hiểu. Mô hình này giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức và nhớ bài lâu hơn.

Học sinh dễ nhớ bài hơn

Về phía giáo viên, 5E giúp việc chuẩn bị bài giảng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn. 5E làm giảm đi thời gian học lý thuyết nhàm chán, thay vào đó là các bài học thực tế sinh động, hấp dẫn.

Trọng tâm của mô hình 5E vẫn là học sinh, vì vậy, người được lợi nhất ở đây vẫn là thế hệ trẻ. Điều quan trọng là các em – nguồn nhân lực tương lai có thể phát triển một cách toàn diện, từ đó đáp ứng được nhu cầu của xã hội một cách tốt nhất.

Kết luận

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về mô hình giáo dục STEM mà OhStem sưu tầm. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, để thực hiện mô hình giáo dục này một cách thành công và hiệu quả, tôi nghĩ bạn nên xem qua bài viết: Sự khác biệt của STEM và STEAM. Có thể nó sẽ hữu ích đối với bạn!

Để tìm hiểu thêm về kit học STEM và các chương trình dạy học STEM, vui lòng liên hệ OhStem qua:

OhStem Education – Đơn vị cung cấp công cụ và giải pháp giáo dục STEAM cho mọi lứa tuổi tại Việt Nam

Tags: Bài giảng STEM, Giáo dục STEM, STEM là gì

Những bài liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed